img
:::

Dịch bệnh bùng phát, người dân mua đồ ăn trực tuyến nhiều hơn khiến lượng rác thải tái chế của Đài Loan tăng mạnh

Dịch bệnh bùng phát, người dân mua đồ ăn trực tuyến nhiều hơn khiến lượng rác thải tái chế của Đài Loan tăng mạnh. (Nguồn ảnh:《中國時報》)
Dịch bệnh bùng phát, người dân mua đồ ăn trực tuyến nhiều hơn khiến lượng rác thải tái chế của Đài Loan tăng mạnh. (Nguồn ảnh:《中國時報》)

Theo bài đăng trên trang vnexpress.net cho biết, dịch bệnh COVID-19 khiến người dân Đài Loan hạn chế di chuyển và ở yên trong nhà, dẫn đến gia tăng việc mua đồ ăn và nhu yếu phẩm trực tuyến, điều này khiến cho lượng rác thải là hộp xốp và túi ni-lông tăng vọt. Đài Loan đối mặt đợt bùng phát COVID-19 trong cộng đồng từ tháng 5, sau nhiều tháng kiểm soát đại dịch thành công trước đó. Từ giữa tháng 5, chính quyền Đài Loan ban lệnh hạn chế tụ tập đông người và phục vụ ăn uống tại chỗ trong các nhà hàng, chỉ cho phép mua đồ ăn mang đi hoặc giao hàng tận nơi.

Xem thêm: Từ 1/5/2022, lao động di trú làm công việc chăm sóc hoặc giúp việc trong hộ gia đình sẽ được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc

Phòng tái chế rác thuộc Cục Bảo vệ môi trường Đài Loan cho biết, số rác thải liên quan đến đóng gói đồ ăn ở Đài Bắc từ tháng 1 tới tháng 5 đã tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 5, Đài Bắc thải ra 10,79 tấn rác có thể tái chế, so với 7,05 tấn một năm trước. Phần lớn số rác này là hộp xốp, bát đũa dùng một lần làm từ giấy và nhựa, gây ra lo ngại cho các nhà bảo vệ môi trường. "Chúng ta không thể quay lại thói quen sử dụng đồ đựng thức ăn dùng một lần mỗi khi dịch bùng phát", Tang An, một nhà vận động môi trường của tổ chức Hòa bình Xanh ở Đài Loan, nói. "Mọi nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa trước đây sẽ trở thành vô nghĩa".

Riêng tháng 5, Đài Bắc thải ra 10,79 tấn rác có thể tái chế, phần lớn là hộp xốp, bát đũa dùng một lần làm từ giấy và nhựa. (Nguồn ảnh:《聯合報》)Riêng tháng 5, Đài Bắc thải ra 10,79 tấn rác có thể tái chế, phần lớn là hộp xốp, bát đũa dùng một lần làm từ giấy và nhựa. (Nguồn ảnh:《聯合報》)

Tại thành phố Tân Bắc cũng có lượng rác thải tái chế tăng 50% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Dù đồ sử dụng một lần và đồ nhựa đều bị cấm tại các quầy kinh doanh ăn uống và siêu thị, đa số nhà hàng nhỏ và cửa hàng đồ uống, những nơi cung cấp đồ nhựa dùng một lần lớn nhất, thì lại được miễn áp dụng chính sách này. Đây cũng là ngành dịch vụ có lượng giao hàng tăng mạnh nhất giữa đại dịch.

Xem thêm: Cảnh báo dịch bệnh hạ xuống cấp độ 2, các huyện thị trên toàn Đài Loan điều chỉnh lại quy định cấm phục vụ ăn uống tại chỗ

Nhắc nhở người dân phải làm tốt công tác phân loại rác thải. (Nguồn ảnh:《韓星網》Nhắc nhở người dân phải làm tốt công tác phân loại rác thải. (Nguồn ảnh:《韓星網》

Trang vnexpress.net cho biết thêm, Pan Yen-ming, đầu bếp nhà hàng Hàn Quốc An-Nyeong ở Đài Bắc, cho hay đã chi hơn 700 USD mua bát đũa dùng một lần trong tháng 6, tăng chi phí nguyên liệu thô của nhà hàng lên 14%."Tôi thừa nhận mình đã chọn cách nhắm mắt làm ngơ, vờ như mình không biết, chuyển trách nhiệm xã hội này cho người khác", Pan nói. "Nếu không đóng gói đồ ăn đẹp mắt, chẳng khách hàng nào đặt mua cả".

Tin hot

回到頁首icon
Loading