img
:::

Việt Nam - Cơn sốt và cạnh tranh khốc liệt tại thị trường trà sữa Việt Nam

Việt Nam - Cơn sốt và cạnh tranh khốc liệt tại thị trường trà sữa Việt Nam

Vài vòng phỏng vấn, một bản kiến nghị dài 150 trang, 2 tuần huấn luyện và một bài kiểm tra thực tế dài 6 tiếng - đó là những gì Charlie Tan phải trải qua để giành được cơ hội vận hành chuỗi trà sữa The Alley ở Singapore.

Suốt nhiều tuần, ông Tan miệt mài tại trung tâm nghiên cứu và phát triển của công ty ở Thượng Hải (Trung Quốc). Tại đây, ông tìm hiểu về những lá trà ngâm việt quất, quy trình vận hành cửa hàng, cách sử dụng và bảo quản các thiết bị từ máy pha chế cho tới muỗng đo 2,5 ml, 5 ml và 10 ml.

The Alley với hơn 300 cửa hàng khắp các quốc gia như Nhật Bản, Pháp và Mỹ, cuối cùng cũng xuất hiện tại quốc đảo Singapore hồi tháng 4 vừa qua. Ông Tan cho biết sau màn khai trương hoành tráng tại sân bay Jewel Changi, cửa hàng bán được hơn 1.000 ly trà sữa mỗi ngày.

Đó là cách một đế chế trà sữa được xây dựng. Trang bị tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và chú ý đến từng chi tiết, trà sữa Đài Loan đã chiếm được cảm tình và ví tiền của người tiêu dùng ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo nghiên cứu của hãng Allied Market Research, thị trường trà sữa toàn cầu có giá trị gần 2 tỷ USD năm 2016, dự kiến đạt 3,2 tỷ USD năm 2023. Tốc độ tăng trưởng thị trường trà sữa lũy kế hàng năm là 7,4% trong giai đoạn 2017-2023.

Đặc biệt, ngành kinh doanh này đang phát triển vượt khỏi khu vực châu Á. Bắc Mỹ đã chiếm 57% thị phần trà sữa toàn cầu năm 2016. Còn thị trường châu Âu được dự đoán tăng trưởng lũy kế hàng năm 9,1%.

Riêng tại Singapore, trà sữa đã xuất hiện từ 3 thập kỷ trước. Nhưng trong khi các sản phẩm như sữa chua đông lạnh, Rotiboy hay bánh rán gây sức hút rồi lặng lẽ thoái trào, trà sữa vẫn vượt qua thử thách thời gian và xóa bỏ nghi ngại về một ngành kinh doanh chỉ là mốt nhất thời.

Ở Malaysia, chỉ trong khu vực thương mại SS15 (Subang Jaya, Malaysia) đã có đến 15 cửa hàng trà sữa tranh giành thị phần. Không khó bắt gặp cảnh tượng cửa hàng chưa mở cửa nhưng hàng người chờ sẵn đã dài cả km.

Các thương hiệu hàng đầu Đài Loan như The Alley, Daboba, Chawanjia, The Black Whale, Xing Fu Tang hay JLD Dragon đều có mặt tại đây, trong khi các thương hiệu nội địa cũng mọc lên như nấm.

Ngoài SS15, các khu thương mại khác ở Malaysia cũng đang chứng kiến sự đổ bộ của trà sữa. Hai ví dụ tiêu biểu là vùng ngoại ô Mount Austin (Johor Bahru) - nơi có khoảng 30 quán trà sữa và quảng trường thương mại Cheras (Kuala Lumpur) - khu vực cạnh tranh của hơn 10 thương hiệu.

Năm 2018, thị trường trà sữa Malaysia được định giá 49,8 triệu USD và được kỳ vọng tăng trưởng 6,9% trong giai đoạn 2019-2026, theo hãng nghiên cứu thị trường Straits Research. Nhìn vào dòng đầu tư ổn định và việc liên tục phát triển các hương vị mới, có thể thấy nhu cầu đối với loại đồ uống này sẽ càng gia tăng.

Xét về lợi nhuận, quản lý các cửa hàng trà sữa tại Singapore cho biết tỷ suất lợi nhuận ròng dao động từ 20-30%. Điển hình, Koi Singapore đã thu về 23% lợi nhuận trong tổng doanh thu 45 triệu SGD (tương đương 771 tỷ đồng) năm 2017.

Bên cạnh việc kinh doanh tại các cửa hàng vật lý, hầu hết thương hiệu đều mở rộng hợp tác với các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến. Dữ liệu mà Deliveryoo chia sẻ với Business Times cho thấy trà sữa là mặt hàng phổ biến nhất trong danh mục đồ uống, với tổng cộng 385.000 ly được đặt hàng trong năm 2018 tại Singapore.

Trong khi đó, GrabFood trao đổi với Business Insider rằng trà sữa là loại sản phẩm được đặt hàng phổ biến thứ 2 tại Singapore năm 2018, chỉ xếp sau gà rán. Ở Đông Nam Á, người dùng đặt trung bình 1 ly trà sữa mỗi tuần.

https://news.zing.vn/con-sot-tra-sua-khap-the-gioi-keo-dai-3-thap-ky-post967613.html

Hình ảnh minh họa từ Pixabay

Tin hot

回到頁首icon
Loading