Theo bài đăng trên trang Radio Taiwan International cho biết, ngày 14/7 ủy viên lập pháp đảng Dân Tiến Lại Hương Linh đã mở cuộc họp báo về “Thiết lập mạng lưới vững chắc về phòng dịch cho Đài Loan, nhanh chóng nghiên cứu quy định đồng bộ áp dụng cho lao động di trú mất liên lạc”, theo bà Lại Hương Linh chỉ ra, ngay từ tháng 2 năm ngoái đã có 32 khán hộ công người Indonesia bị nhiễm Covid-19, sau khi Đài Loan tái bùng phát dịch bệnh vào tháng 5 vừa rồi, cũng đã liên tiếp xảy ra các vụ lây nhiễm cụm của lao động di trú như vụ việc Công ty điện tử Jing-yuan (Kinh Nguyên), hay như vụ lây lan trong nội bộ bệnh viên Wan-fang (Vạn Phương) trong đó có khán hộ công nước ngoài bất hợp pháp, qua đó cho thấy lao động di trú đã trở thành một trong những điều mấu chốt trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ hiện nay có khoảng 50 nghìn lao động di trú mất liên lạc, vì vậy kêu gọi chính phủ hãy xem xét biện pháp làm thế nào để tiêm vắc-xin cho họ, đưa họ gia nhập vào mạng lưới phòng chống dịch của Đài loan.
Xem thêm: Thêm 16 tỉnh thành phía Nam của Việt Nam áp dụng giãn cách xã hội từ 0h ngày 19/7
Theo nghiên cứu viên Hiệp hội lao động quốc tế Đài Loan Ngô Tĩnh Như chỉ ra rằng, ngay cả lao động di trú hợp pháp cũng rất dễ xảy ra vấn đề bị kỳ thị do bị quy chụp là dễ tạo ra lỗ hổng về phòng dịch, huống hồ là lao động di trú bất hợp pháp. Một số ca nhiễm bệnh trước đây có thể phát hiện thấy bóng dáng của khán hộ công nước ngoài bất hợp pháp, hy vọng xã hội hãy nhìn nhận sự cống hiến của lao động di trú đối với lĩnh vực chăm sóc dài hạn của Đài Loan, tái hợp pháp hóa cho khán hộ công nước ngoài bất hợp pháp, đồng thời sửa đổi quy định không được chuyển chủ.
Đường dây nóng hỗ trợ tư vấn điều trị y tế cho lao động di trú bỏ trốn. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động)
Bà Ngô Tĩnh Như nói: “Những lao động di trú không có giấy tờ hiện nay, trong đó gồm có 32 trường hợp (quốc tịch Indonesia) và các trường hợp thuộc vụ lây nhiễm tại bệnh viện Wan-fang gần đây, thực ra họ đều làm công việc chăm sóc người bệnh, qua đó cho thấy rõ (nhân lực) chăm sóc dài hạn của Đài Loan bị thiết hụt, do vậy tình trạng này nếu không thể giúp họ tiếp tục trạng thái hợp pháp, có nghĩa là chúng ta đã phủ nhận lý do tại sao họ lại bỏ ra ngoài, cũng như những cống hiến mà họ đã đóng góp sau khi bỏ ra ngoài, nếu chúng ta đều dùng cách kỳ thị để phủ nhận họ, thì càng khó khăn thêm cho công tác phòng dịch. Cho nên tôi thấy rằng thứ nhất là hãy để họ được tái hợp pháp hóa, thứ hai là, phải giải quyết tận gốc vấn đề chế độ, đó là sai lầm lớn trong việc không được chuyển chủ.”
Cũng theo Radio Taiwan International đưa tin, bà Lại Hương Linh cho biết, lao động di trú làm việc bất hợp pháp có thể do rất nhiều nguyên nhân, hiện nay Đài Loan thiếu cơ chế có thể giúp thấy rõ những vấn đề nổi cộm, cũng thiếu phương thức chi viện cho công tác phòng chống dịch, kêu gọi Bộ Nội chính có thể nghiên cứu đưa ra yếu tố thu hút lao động di trú bất hợp pháp ra trình diện, nên thực hiện mở rộng “chuyên án tự ra trình diện”, để những lao động di trú bất hợp pháp có thể thuận lợi gia nhập vào mạng lưới phòng dịch quốc gia.