img
:::

Chủ sử dụng cần chú ý đến vấn đề khám sức khỏe định kỳ cho lao động di trú khi chuyển chủ hoặc gia hạn hợp đồng

Theo quy định liên quan, trong vòng 7 ngày kể từ ngày thứ hai sau khi giấy phép tuyển dụng có hiệu lực thì chủ sử dụng phải đưa lao động di trú đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Theo quy định liên quan, trong vòng 7 ngày kể từ ngày thứ hai sau khi giấy phép tuyển dụng có hiệu lực thì chủ sử dụng phải đưa lao động di trú đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Thời báo Di dân mới toàn cầu / Một chủ sử dụng ở thành phố Đài Bắc tiếp tục thuê dùng một khán hộ công người nước ngoài, nhưng lần khám sức khỏe gần đây nhất của người khán hộ công đó đã hơn một năm. Theo quy định liên quan, trong vòng 7 ngày kể từ ngày thứ hai sau khi giấy phép tuyển dụng có hiệu lực thì chủ sử dụng phải đưa người khán hộ công đó đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, nhưng do sơ xuất không tuân thủ đúng theo quy định nên người chủ sử dụng kể trên đã bị Cục Lao động thành phố Đài Bắc xử phạt 60.000 Đài tệ. Cục Lao động nhắc nhở, chủ sử dụng cần lưu ý đến thời hạn khám sức khỏe khi tuyển dụng khán hộ công người nước ngoài, lao động di trú để tránh vi phạm pháp luật.

Xem thêm: Sở di dân tại TP Cao Hùng phối hợp Văn phòng đại diện của Thái Lan tuyên truyền chuyên án an tâm tiêm chủng và phòng chống dịch tả lợn

Chủ sử dụng cần chú ý đến vấn đề khám sức khỏe định kỳ cho lao động di trú khi chuyển chủ hoặc gia hạn hợp đồng. (Nguồn ảnh: Pixabay)Chủ sử dụng cần chú ý đến vấn đề khám sức khỏe định kỳ cho lao động di trú khi chuyển chủ hoặc gia hạn hợp đồng. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Ông Trần Tín Du – Cục trưởng Cục Lao động thành phố Đài Bắc cho biết, đối với tất cả lao động di trú loại hai như nhân viên chăm sóc và giúp việc hộ gia đình, tính từ lúc nhập cảnh vào Đài Loan (hoặc từ lúc giấy phép tuyển dụng có hiệu lực) đến khi làm việc đủ 6 tháng, 18 tháng và 30 tháng thì đều phải tiến hành khám sức khỏe định kỳ (phải hoàn tất việc khám sức khỏe trong vòng 30 ngày trước và sau khi đến hạn kiểm tra sức khỏe định kỳ). Ngoài ra khi chuyển chủ, chuyển việc hoặc cấp phát giấy phép làm việc mới mà lần khám sức khỏe gần nhất đã cách 1 năm thì chủ sử dụng phải bố trí cho người lao động di trú đi khám sức khỏe. Chủ sử dụng nếu vi phạm các quy định liên quan sẽ bị phạt từ 60.000 Đài tệ trở lên và không vượt quá mức 300.000 Đài tệ theo Luật Dịch vụ việc làm.

Xem thêm: Phủ Tổng thống Đài Loan đặc biệt cho ra mắt thiệp chúc mừng năm mới 2022 của Tổng thống và Phó Tổng thống

Ngoài ra, để tránh dịch bệnh từ nước ngoài lây lan vào Đài Loan, gây ra lây nhiễm cộng đồng trên diện rộng, bắt đầu từ ngày 13/7/2021, Đài Loan đã áp dụng quy định xét nghiệm PCR đối với lao động di trú. (Nguồn ảnh: Pixabay)Ngoài ra, để tránh dịch bệnh từ nước ngoài lây lan vào Đài Loan, gây ra lây nhiễm cộng đồng trên diện rộng, bắt đầu từ ngày 13/7/2021, Đài Loan đã áp dụng quy định xét nghiệm PCR đối với lao động di trú. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Ngoài ra, để tránh dịch bệnh từ nước ngoài lây lan vào Đài Loan, gây ra lây nhiễm cộng đồng trên diện rộng, bắt đầu từ ngày 13/7/2021, Đài Loan đã áp dụng quy định xét nghiệm PCR đối với lao động di trú, chủ thuê mới cần phải sắp xếp cho người lao động xét nghiệm PCR. Trước 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận lao động, chủ thuê mới phải sắp xếp người lao động làm xét nghiệm PCR, nhưng do trường hợp đặc biệt, có thể dời lui thời gian xét nghiệm PCR, trong vòng 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận lao động phải hoàn tất việc xét nghiệm PCR. Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, chủ thuê mới nên bố trí cho người lao động một người một phòng, thực hiện biện pháp phòng dịch, phí xét nghiệm do chủ thuê mới chi trả. nếu không sắp xếp cho lao động nước ngoài làm xét nghiệm PCR trong thời hạn quy định, hoặc trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, không thực hiện một phòng một người cho lao động, chủ thuê mới sẽ bị phạt từ 60.000 – 300.000 Đài tệ theo Luật dịch vụ việc làm, đồng thời Bộ Lao động sẽ không cấp phát Giấy phép tiếp tục tuyển dụng.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading