img
:::

Cảnh sát Gia Nghĩa dùng tiếng Việt để thăm hỏi người nước ngoài cách ly kiểm dịch tại nhà

Cảnh sát Gia Nghĩa dùng tiếng Việt để thăm hỏi người nước ngoài cách ly kiểm dịch tại nhà

Thành phố Gia Nghĩa mặc dù không lớn, nhưng hiện đã có 42 người nước ngoài nhập cảnh Đài Loan cần kiểm dịch tại nhà 14 ngày. Những người nước ngoài này được「cảnh sát ngoại vụ」hỗ trợ về các vấn đề kiểm dịch tại nhà, nhờ thông thạo ngoại ngữ Cư dân mới cảnh sát đã hổ trợ người nước ngoài hoàn thành thời gian cách ly kiểm dịch. Bảo vệ an toàn sức khỏe cho người nước ngoài đồng thời bảo vệ sự an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh ở Gia Nghĩa.

Anh Lã Minh Tu - Giám đốc phụ trách về các vấn đề người nước ngoài thuộc đồn cảnh sát tp Gia Nghĩa cho hay, hiện Gia Nghĩa có 4 cảnh sát chuyên phụ trách về vấn đề người nước ngoài cách ly kiểm dịch tại nhà, trong 14 ngày cách ly cảnh sát sẽ dùng phương thức gọi điện video hoặc điện thoại trực tiếp thăm hỏi về tình hình sức khỏe kiểm dịch tại nhà. Có ngày cả 32 người nước ngoài đang kiểm dịch đều cần đến sự hỗ trợ nên mỗi cảnh sát phải phụ trách 10 ~ 11 người, lượng công việc không hề nhỏ.

Cảnh sát Hồng Minh Tuấn thuộc đồn cảnh sát số 1 tp Gia Nghĩa cho biết, ngày bận nhất không chỉ đến tận nơi kiểm dịch mà còn phải gọi điện hỏi thăm tình hình, điện thoại không rời tay, trong đầu thì toàn là các việc liên quan đến công tác kiểm dịch. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến toàn cầu, công tác tuyên truyền và những nội dung phòng chống dịch bệnh khi nhập cảnh các sân bay đã làm rất tốt do đó người nước ngoài đều biết cần phải tự cách ly kiểm dịch 14 ngày, họ đều rất hợp tác.

Cảnh sát Hồng Minh Tuấn rất giỏi tiếng Việt, anh thường sử dụng tiếng Việt để hỏi han, quan tâm những lao động người Việt hoặc những người Việt đến Đài do kết hôn. Hồng Minh Tuấn nói người Việt hay xưng hô người khác là「anh , chị」để thể hiện sự tôn trọng, do đó đối với nữ giới lớn tuổi hơn mình Hồng Minh Tuấn hay xưng hô bằng「chị」khiến họ rất cảm động.

Thanh tra cảnh sát ông Vương Côn Lâm cho biết, cảnh sát thành phố đã hoàn thiện các phương án phòng chống dịch bệnh, khi xác nhận thông tin có người cần cách ly kiểm dịch nhân viên sẽ mặc áo phòng hộ, đeo khẩu trang, găng tay và đeo Thẻ cảnh sát để đến làm các thủ tục về kiểm dịch. Thông thường cảnh sát sẽ mặc thường phục đến nơi người nước ngoài ở cách ly vì không muốn hàng xóm“dòm ngó, gây áp lực”cho những người cách ly kiểm dịch. Người cách ly khi nhìn thấy cảnh sát đeo đồ phòng hộ cũng sẽ an tâm hơn, tạo「cảm giác được bảo vệ dù ở nước ngoài」.

Cảnh sát mặc thường phục đeo đồ bảo hộ khi đến thăm hỏi người đang cách ly để hàng xóm xung quoanh không bị lo sợ thoái quá

Nội dung thăm hỏi về công tác kiểm dịch tại nhà của cảnh sát Hồng Minh Tuấn với một người Việt cách ly kiểm dịch

Tin hot

回到頁首icon
Loading