Theo bài đăng trên trang TAIWAN TODAY cho biết, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy của Australia (Lowy Institute for International Policy) đã dựa trên các tiêu chí như tổng số ca nhiễm được xác nhận, số ca tử vong và tỷ lệ xét nghiệm để thống kê hiệu quả phòng chống dịch bệnh ở 98 quốc gia. Kết quả cho thấy quốc gia đạt kết quả tốt nhất là New Zealand, Đài Loan xếp thứ 3 trong danh sách này.
Tổng hợp tin tức của các phương tiện truyền thông nước ngoài, Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy đã công bố các số liệu về kết quả phòng chống dịch bệnh của các quốc gia trên thế giới, dựa trên tổng số ca nhiễm được xác nhận, số ca nhiễm được xác nhận/1.000.000 dân, số ca tử vong được xác nhận do nhiễm Covid-19, số ca tử vong được xác nhận do nhiễm Covid-19/1.000.000 dân, tỷ lệ số ca nhiễm được xác nhận/số người được xét nghiệm và số người được xét nghiệm/1.000 dân để tính toán. 10 quốc gia đứng đầu về kết quả phòng chống dịch bệnh lần lượt gồm: New Zealand, Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Đảo Síp, Rwanda, Iceland, Australia, Latvia và Sri Lanka.
Xêm thêm: Đài Loan đứng đầu châu Á về mức độ bình đẳng giới năm 2021
Trang TAIWAN TODAY cũng cho biết thêm, Mỹ xếp thứ 94 với tổng số ca nhiễm được xác nhận đã vượt quá 25 triệu người, Ấn Độ xếp thứ 86 với hơn 10 triệu ca nhiễm được xác nhận. Anh – quốc gia có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất châu Âu – xếp thứ 66. Số ca nhiễm được xác nhận do Trung Quốc công bố không nhiều nhưng Viện nghiên cứu Lowy cho biết, do Trung Quốc thiếu các số liệu công khai nên bảng xếp hạng lần này không bao gồm Trung Quốc.
Viện nghiên cứu Lowy phân tích: Trình độ phát triển kinh tế hoặc sự khác biệt về chế độ chính trị giữa các quốc gia thực sự ít ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch bệnh hơn trình độ nhận thức của người dân. Ở những xã hội có dân số ít, với sự gắn kết mạnh mẽ và những quốc gia có các tổ chức hoạt động hiệu quả sẽ có lợi thế trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu như đại dịch Covid-19. Herve Lemahieu – nhà nghiên cứu của Viện Lowy chỉ ra, kết quả phòng chống dịch bệnh cho thấy các nước có dân số dưới 10 triệu người xử lý các trưởng hợp khẩn cấp y tế nhanh hơn đa số các nước lớn.
Ông Herve Lemahieu cho biết: Các số liệu nói trên đã lật ngược luận điểm “Chế độ độc tài xử lý khủng hoảng có hiệu quả hơn so với chế độ dân chủ”. Nguyên nhân là bởi mặc dù chế độ chính trị độc tài huy động lực lượng và phong tỏa nhanh hơn, điều động nguồn lực có hiệu quả hơn nhưng khó có thể duy trì tình trạng phong tỏa lâu dài. Các quốc gia dân chủ mặc dù không phản ứng nhanh trong giai đoạn đầu nhưng sau làn sóng dịch bệnh đầu tiên đều đã dần dần cải thiện. Tình hình tại Mỹ và Anh là do các nước này chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt.
Xêm thêm: Đài Loan đứng đầu châu Á về mức độ bình đẳng giới năm 2021
Trang TAIWAN TODAY cũng cho biết thêm, thể chế chính trị tại các quốc gia đứng trong top 10 về kết quả phòng chống dịch bệnh bao gồm chế độ dân chủ, chế độ chuyên quyền và chính phủ hỗn hợp, tất cả các quốc gia đều đạt được kết quả tốt nhờ các tổ chức hoạt động hiệu quả ở trong nước. Ông Herve Lemahieu nhấn mạnh, ranh giới phân chia các biện pháp ứng phó khủng hoảng hiệu quả không phải là kiểu chế độ nào, mà là người dân có đặt niềm tin vào các nhà lãnh đạo của họ hay không, cũng như các nhà lãnh đạo này có thể lãnh đạo một quốc gia có năng lực và hiệu quả hay không.