img
:::

Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát động chiến dịch thúc đẩy giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số

Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát động chiến dịch thúc đẩy giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số . (Nguồn ảnh: moet.gov.vn)
Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát động chiến dịch thúc đẩy giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số . (Nguồn ảnh: moet.gov.vn)

Theo bài đăng trên trang nhandan.vn cho biết, văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát động chiến dịch truyền thông “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” trên mạng xã hội. Từ các câu chuyện của cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục với cuộc sống, chương trình là cầu nối mang những câu chuyện đó tới trẻ em dân tộc thiểu số. Trong tháng 8 và tháng 9 năm 2021, Tổ chức Văn khóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) kêu gọi những câu chuyện truyền cảm hứng từ cộng đồng nhằm khuyến khích học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, tiếp tục học tập sau đại dịch.

Xem thêm: Cảnh báo dịch bệnh hạ xuống cấp độ 2, các huyện thị trên toàn Đài Loan điều chỉnh lại quy định cấm phục vụ ăn uống tại chỗ

Đại dịch Covid-19 toàn cầu đã khiến trường học phải đóng cửa và gây ra sự gián đoạn giáo dục lớn nhất trong lịch sử. Trên thế giới, hơn 1,5 tỷ học sinh bị ảnh hưởng bởi đại dịch, trong đó, có hơn 767 triệu học sinh là nữ giới. Theo ước tính của UNESCO, hơn 11 triệu học sinh nữ - từ bậc mầm non đến đại học - có thể đã không trở lại trường học trong năm 2020. Con số đáng báo động này không chỉ đe dọa những tiến bộ về bình đẳng giới đã đạt được trong nhiều thập kỷ, mà còn khiến trẻ em gái trên toàn cầu đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em, bị kết hôn cưỡng ép và trở thành nạn nhân của nhiều hình thức bạo lực.

 Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát động chiến dịch truyền thông “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” trên mạng xã hội. (Nguồn ảnh: daidoanket.vn)Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát động chiến dịch truyền thông “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” trên mạng xã hội. (Nguồn ảnh: daidoanket.vn)

Chiến dịch toàn cầu #KeepingGirlsinthePicture - “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” do Liên minh Giáo dục toàn cầu phát động nhằm bảo đảm việc học tập của trẻ em gái không bị gián đoạn trong thời gian đóng cửa trường học, thúc đẩy môi trường an toàn cho trẻ em gái khi các cơ sở giáo dục mở cửa trở lại, đồng thời kêu gọi nỗ lực bảo vệ những tiến bộ đã đạt được trong giáo dục cho trẻ em gái. Tại Việt Nam, chiến dịch được triển khai trong khuôn khổ dự án “Chúng tôi Có thể - Hướng tới mức sống và giáo dục tốt hơn”, thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Xem thêm: Chủ sử dụng và công ty môi giới không được ép buộc lao động di trú phải tiêm chủng vắc-xin COVID-19

Dự án do UNESCO phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc triển khai, với sự hỗ trợ của tập đoàn CJ của Hàn Quốc nhằm thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng. Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát động chiến dịch truyền thông “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” trên mạng xã hội. Qua đó, thu thập các câu chuyện từ cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục đối với cuộc sống của chúng ta và là cầu nối mang những câu chuyện đó tới trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, tại Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng - địa bàn dự án “Chúng tôi Có thể”. Những câu chuyện này cũng sẽ được chia sẻ và đăng tải trên trang Facebook “UNESCO Office in Viet Nam”, nhằm lan tỏa tới cộng đồng những điều tích cực, có ý nghĩa và hướng tới mục tiêu “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái”.

 UNESCO kêu gọi những câu chuyện truyền cảm hứng từ cộng đồng nhằm khuyến khích học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, tiếp tục học tập sau đại dịch. (Nguồn ảnh: lyluanchinhtri.vn)UNESCO kêu gọi những câu chuyện truyền cảm hứng từ cộng đồng nhằm khuyến khích học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, tiếp tục học tập sau đại dịch. (Nguồn ảnh: lyluanchinhtri.vn)

Trang nhandan.vn cho biết thêm, bạn đọc có thể chia sẻ những câu chuyện của mình bằng tiếng Việt từ 500 đến 800 từ, cùng một ảnh minh họa gửi tới hanoi@unesco.org. Thời hạn cuối cùng là hết ngày 5/9/2021.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading