img
:::

Hỏi đáp xung quanh vấn đề phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Đài Loan lần đầu tiên bắt giữ được các sản phẩm thịt từ Việt Nam nhập lậu vào Đài Loan. (Nguồn ảnh:《中央社》)
Đài Loan lần đầu tiên bắt giữ được các sản phẩm thịt từ Việt Nam nhập lậu vào Đài Loan. (Nguồn ảnh:《中央社》)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】/ Đài Loan lần đầu tiên bắt giữ được các sản phẩm thịt từ Việt Nam nhập lậu vào Đài Loan, các sản phẩm này đã lọt ra ngoài thị trường và qua kiểm nghiệm đã phát hiện có chứa vi-rút gây bệnh tả lợn châu Phi. Hiện các lực lượng chức năng đang gấp rút điều tra các con đường tiêu thụ sản phẩm thịt nhập lậu. Thành quả phòng chống dịch tả lợn châu Phi thành công trong suốt 3 năm vừa qua của Đài Loan đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, Ủy ban Nông nghiệp đã khẩn cấp cho triển khai các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Rất nhiều người dân lo lắng rằng liệu dịch tả lợn châu Phi có lây lan sang người? Điều gì sẽ xảy ra nếu vô tình ăn phải các sản phẩm thịt lợn bị nhiễm vi-rút dịch tả lợn? Nên xử lý thế nào với cac sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc? Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời liên quan đến dịch tả lợn châu Phi mà【Thời báo Di dân mới toàn cầu】đã tổng hợp để quý vị độc giả tiện tham khảo.

Xem thêm: Trạm Phục vụ của Sở Di dân tại Tân Bắc tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho di dân mới

Toàn Đài Loan chung tay ngăn chặn sự xâm nhập của dịch tả lợn châu Phi, bảo vệ đàn lợn Đài Loan. (Nguồn ảnh: Ủy ban Nông nghiệp)Toàn Đài Loan chung tay ngăn chặn sự xâm nhập của dịch tả lợn châu Phi, bảo vệ đàn lợn Đài Loan. (Nguồn ảnh: Ủy ban Nông nghiệp)

  • Dịch tả lợn châu Phi là gì?

Bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện lần đầu tiên ở Kenya, châu Phi vào năm 1921. Đây là một loại vi-rút cấp tính và rất dễ lây lan, đặc trưng là thời gian phát bệnh rất ngắn nhưng tỷ lệ chết lại rất cao. Nó lây lan từ lợn rừng sang lợn nhà, sau đó từ châu Phi sang châu Âu và Nam Mỹ, Nga và lan sang Trung Quốc vào năm 2018.

  • Con đường lây nhiễm?

Con đường lây nhiễm bệnh dịch tả lợn thường là qua tiêu hóa và hô hấp. Bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc (có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp) với những đồ vật có nhiễm virus như: chuồng trại, lợn nhiễm bệnh, đồ dùng, dụng có nhiễm virus, phương tiện vận chuyển, thực phẩm chế biến từ lợn nhiễm bệnh. Thời gian tồn tại của vi rút dịch tả lợn Châu Phi trong thịt lợn đông lạnh có thể đạt 1.000 ngày, thịt lợn ướp lạnh là 100 ngày, chuồng trại nuôi lợn là 30 ngày, phân lợn là 11 ngày.

  • Lợn sau khi bị lây nhiễm dịch thường có những biểu hiện nào?

Những con lợn bị nhiễm bệnh sẽ sốt cao, nổi đốm tím trên da, xuất huyết nội tạng. Thời gian ủ bệnh của dịch tả lợn châu Phi là từ 3 đến 15 ngày, riêng thể cấp tính thường ủ bệnh từ 3 - 4 ngày. Tùy từng thể khác nhau mà triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau. Nếu lợn nhiễm vi-rút tả lợn châu Phi, thì tỷ lệ phát bệnh và chết có thể cao tới 100%.

  • Có thể điều trị dịch tả lợn châu Phi được hay không?

Cho đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Các trang trại nuôi lợn nếu mắc dịch tả lợn châu Phi thì chỉ còn cách tiêu hủy toàn bộ trang trại lợn.

  • Dịch tả lợn châu Phi có lây sang người hay không? Nếu ăn phải các sản phẩm thịt có chứa vi-rút tả lợn châu Phi thì có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe con người hay không?

Theo nghiên cứu, bệnh dịch tả lợn Châu Phi không trực tiếp đe dọa đến sức khỏe con người bởi chúng không có khả năng lây lan cho người. Tuy nhiên, do virus gây bệnh có khả năng sinh tồn cao dẫn đến xu hướng lây lan dịch bệnh nhanh và trên phạm vi rộng. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác ở lợn như cúm, tai xanh, thương hàn...

Trong khi đó, con người nếu ăn phải thịt lợn chưa nấu chín hay tiết canh lợn có nhiễm những bệnh như kể trên sẽ gặp phải các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là khi người có vết thương hở tiếp xúc với lợn mắc bệnh tai xanh vi khuẩn liên cầu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể. Từ đó, gây ra những biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, sốt cao, xuất huyết vài nơi, nghiêm trọng hơn có thể bị nhiễm độc đường tiêu hóa và viêm màng não.

Xem thêm: Chính phủ Việt Nam công nhận chứng nhận tiêm phòng vắc-xin của Đài Loan

Nhắc nhở người dân không mang các sản phẩm thịt từ nước ngoài vào Đài Loan và không mua bán trực tuyến các sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc. (Nguồn ảnh: Ủy ban Nông nghiệp)Nhắc nhở người dân không mang các sản phẩm thịt từ nước ngoài vào Đài Loan và không mua bán trực tuyến các sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc. (Nguồn ảnh: Ủy ban Nông nghiệp)

  • Làm thế nào để ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi?

Tại các cơ sở chăn nuôi và các điểm bán buôn: thường xuyên vệ sinh, sát trùng phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và giết mổ lợn bằng vôi hoặc xóa chất. Đối với những người tham gia chăn nuôi: vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với lợn. Lập tức cách ly lợn nghi bị bệnh hoặc lợn bị bệnh. Tránh để mầm bệnh phát tán ra bên ngoài bằng cách diệt các sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi...Không mua bán lợn chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ. Đảm bảo thức ăn hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi. 

Ngoài ra, người dân không được phép mang bất kỳ sản phẩm thịt nào nhập cảnh vào Đài Loan, nếu đã đến vùng dịch hoặc tiếp xúc với gia súc, gia cầm, động vật trong vùng dịch thì phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, ít nhất một tuần sau đó mới được đi vào các trại chăn nuôi lợn hoặc các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc của Đài Loan.

  • Quy địn xử phạt nếu mang các sản phẩm thịt lợn nhập cảnh trái phép vào Đài Loan

Nếu mang theo các sản phẩm có chứa thịt lợn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đã từng phát sinh dịch tả lợn châu Phi trong vòng 3 năm trở lại đây mà chưa được cấp phép, thì người vi phạm lần đầu tiên sẽ bị phạt 200.000 Đài tệ theo quy định về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm động vật. Nếu vi phạm lần thứ hai sẽ bị xử phạt lên đến 1 triệu Đài tệ. Nếu nhập khẩu trái phép, buôn lậu các sản phẩm thịt thì không những bị tịch thu hàng hóa để tiêu hủy, mà có thể bị phạt tù cao nhất là 7 năm và phạt tiền với mức cao nhất là 3 triệu Đài tệ.

  • Thức ăn thừa có phải là yếu tố quan trọng trong việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi ?

Vẫn còn một số trang trại chăn nuôi lợn của Đài Loan sử dụng thức ăn thừa để nuôi lợn, vi rút có khả năng lây lan qua thức ăn thừa, do đó, thức ăn thừa nên được hấp ở nhiệt độ cao cho đến khi nhiệt độ thức ăn thừa đạt từ 90℃trở lên ít nhất trong vòng 1 giờ trước khi sử dụng làm thức ăn cho lợn. Việc xử lý nhiệt có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

  • Nếu phát hiện sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc thì phải xử lý như thế nào?

Nếu phát hiện sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, người dân có thể giao nộp cho Cục Phòng chống dịch bệnh động thực vật hoặc Văn phòng Bảo vệ động vật, nếu muốn vứt bỏ thì lưu ý phải vứt vào thùng rác thải thông thường, tuyệt đối không được vứt vào thùng đựng thức ăn thừa để tránh bị đưa đến các trang trại chăn nuôi và gây ra nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Nếu người dân đặt mua hàng trên các trang mạng của Trung Quốc và khi nhận hàng được tặng kèm một món quà là các sản phẩm có chứa thịt không rõ nguồn gốc, thì nên gửi đến các chi nhánh của Cục Phòng chống dịch bệnh động thực vật để xử lý.

Tin hot

回到頁首icon
Loading