:::

CECC nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giác tránh để bị lừa gạt bởi những tin đồn liên quan đến dịch bệnh

Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giác tránh để bị lừa gạt bởi những tin đồn liên quan đến dịch bệnh. (Ảnh: Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) cung cấp)
Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giác tránh để bị lừa gạt bởi những tin đồn liên quan đến dịch bệnh. (Ảnh: Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) cung cấp)

Theo bài đăng trên trang Radio Taiwan International cho biết, ngày 21/05 vừa qua, Phó chỉ huy của Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) Trần Tông Ngạn đã trả lời phỏng vấn sau cuộc họp phòng dịch toàn quốc, và lần nữa nhắc lại về vấn đề thông tin giả xuất hiện trên trang mạng xã hội Facebook và ứng dụng trò chuyện Line trong thời gian vừa qua. Ông Trần Tông Ngạn cho biết, thông tin giả thứ nhất viết rằng “Chính phủ mua vaccine COVID-19 của một thương hiệu nọ với giá chênh lệch hơn 10 đô la Mỹ”. 

Xem thêm: Công bố bảng xếp hạng quốc gia là điểm đến định cư yêu thích nhất của người nước ngoài, Đài Loan liên tiếp 3 năm xếp đầu bảng

Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giác tránh để bị lừa gạt bởi những tin đồn liên quan đến dịch bệnh. (Ảnh: Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) cung cấp)

Ông Trần Tông Ngạn nói: “Ở đây tôi lần nữa nói rõ, thông tin về chênh lệch giá mua vaccine là tin tức giả, nội dung lan truyền trên mạng đại khái là chính phủ mua vaccine của một thương hiệu nọ với giá chênh lệch hơn 10 đô la Mỹ, thông tin này tôi cũng nhận được trên ứng dụng Line, cho nên chúng tôi xin người dân hãy làm theo nhắc nhở của chúng tôi là giữ tinh thần hoài nghi, kiểm chứng, đừng vội lan truyền lung tung.”

Thông tin giả thứ hai thì lan truyền trên mạng xã hội Facebook với nội dung “Lịch trình đi lại của ca nhiễm tại Khê Hồ, bao gồm miếu Ma Tổ, siêu thị Toàn Quốc, phòng khám phụ khoa Chung Thượng Lâm (Chung Shang Lin), phòng khám tai mũi họng, chợ hoàng hôn…” Còn thông tin giả thứ ba thì được phát tán trên ứng dụng Line với nội dung “Viện Hành chính quyết định, kể từ ngày 01/02 trở đi, mỗi người được hỗ trợ tiền phòng dịch là 10 nghìn Đài tệ.”

Xem thêm: Dịch bệnh tiếp tục leo thang, Đài Bắc và Tân Bắc thông báo nghiêm cấm phục vụ ăn uống bên trong phạm vi các nhà hàng, quán ăn

Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giác tránh để bị lừa gạt bởi những tin đồn liên quan đến dịch bệnh. (Ảnh: Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) cung cấp)

Ông Trần Tông Ngạn cho biết, ngày 20/05, ông đã đặc biệt liên hệ với doanh nghiệp sở hữu ứng dụng Line và nhờ họ hỗ trợ CECC đăng tải bài viết đính chính trên Line Today, và cũng kêu gọi người dân hãy thường xuyên thực hiện kiểm chứng thông tin từ bên thứ ba, ví dụ như trung tâm kiểm tra sát hạch thông tin sự thật, chức năng tra cứu thông tin thật của Line, trang Dr. Message, My Go Pen, hoặc các đơn vị như Sở Quản lý và Kiểm soát bệnh tật, cục y tế địa phương, v.v.

Radio Taiwan International cho biết thêm, ông Trần Tông Ngạn cũng nhấn mạnh, nếu người dân tùy tiện phát tán, lan truyền thông tin, tin tức giả, sẽ vi phạm vào điều 14 của Điều lệ đặc biệt về việc phòng chống và cứu trợ tài chính đối với bệnh viêm phổi truyền nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (Covid-19), hoặc điểm 5 khoản 1 điều 63 của Luật Duy trì trật tự xã hội, nặng nhất có thể bị phạt 3 triệu Đài tệ hoặc phạt tù cao nhất là 3 năm.

Trung tâm Chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan nhắc nhở người dân có thể thông qua các kênh dưới đây để kiểm tra xác thực các thông tin:

 

  1. 1. My Go Pen
  2. 美玉姨
  3. 3. 事實查核中心
  4. 4. LINE訊息查證
  5. 5. 趨勢科技防詐達人

Hoặc có thể liên lạc với các đơn vị như Cục Y tế của các địa phương, Sở Kiểm soát dịch bệnh – Bộ Y tế phúc lợi để tìm hiểu thông tin chính xác nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading