Đài Loan lần đầu phá được nhập lậu sản phẩm thịt nhập lậu từ Việt Nam, các sản phẩm này cũng cho kết quả dương tính với dịch tả lợn Châu Phi. Phía cảnh sát đang gấp rút làm rõ các nguồn nhập lậu, công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trong 3 năm nay gặp phải thách thức lớn. Hội Nông nghiệp gấp rút phát động chính sách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, trực tiếp cho rằng Đài Loan cần nâng cao phòng dịch toàn diện. Người dân lo lắng dịch tả lợn Châu Phi có thể lây lan cho con người không? Nếu ăn phải thịt lợn nhiễm dịch thì có sao không? Sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào? “Thời báo mạng tân di dân toàn cầu” sẽ cung cấp một số thông tin tham khảo.
Sở Di dân đã phát hiện các sản phẩm từ thịt nhập từ nước ngoài, trong đó có nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể tồn tại trong thịt lợn đông lạnh hơn 1.000 ngày. Người dân không được mua các chế phẩm từ thịt chưa qua kiểm dịch, hoặc sản phẩm như bánh trung thu, bánh bao nhân thịt, dăm bông, xúc xích vv không rõ nguồn gốc. Đồng thời, chủ động thông báo cho Cục kiểm dịch động vật, tránh ăn thức ăn có độc.
Nếu phát hiện các chế phẩm từ thịt không rõ nguồn gốc, người dân có thẻ gửi tới Cục kiểm dịch hoặc Phòng bảo vệ động vật, nếu vứt có thể vứt vào “rác thải chung”, tuyệt đối không được vứt vào thùng rác thải thức ăn thừa, tránh việc truyền cho các nông trại gia súc, tạo lỗ hổng phòng dịch. Nếu người dân mua từ nước ngoài hoặc Trung Quốc đại lục, nhận được tặng phẩm thịt không rõ nguồn gốc, cũng gửi cho Cục kiểm dịch để xử lý.
Mang các chế phẩm từ thịt nhập cảnh, có thể bị phạt cao nhất lên tới 100 vạn Đài tệ, mua online chế phẩm từ thịt tới Đài Loan cũng có thể bị phạt tới 7 năm tù hoặc 300 vạn Đài tệ. Nhắc nhở người dân chú ý khôgn được nhập khẩu chế phẩm từ thịt, tránh việc mua online chế phẩm từ thịt không rõ nguồn gốc, tránh việc ăn phải thức ăn độc mà vẫn bị phạt