img
:::

Theo thống kê của một số chuyên gia tâm lý, những học sinh chơi game/nghiện game thường có kỹ năng xã hội kém, ít thời gian tương tác với gia đình, công việc, ít tham gia các trò giải trí lành mạnh khác; xếp thứ hạng thấp trong lớp về học tập, khả năng đọc kém hơn các bạn cùng lứa tuổi, dễ béo phì, thừa cân…

Các em này thường tìm đến game sau khi gặp thất bại, rắc rối trong cuộc sống, tự ti, rụt rè… Các em thấy thoải mái hơn khi tán gẫu trên thế giới ảo, vui khi có được những "chiến công", có những vị trí quan trọng trên thế giới ảo…Nhưng thỏa mãn bản thân theo cách này dần dần sẽ dẫn đến những hậu quả lớn.

PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh đến vấn đề "phân loại game và quản lý người chơi theo độ tuổi quy định" là việc cần làm ngay.

Ở các nước khác, việc này được quy định nghiêm ngặt, tương tự như việc kiểm soát đối tượng được sử dụng rượu bia, nhưng ở Việt Nam thì lại thả nổi. Không có trở ngại nào nếu một đứa trẻ tuổi teen chơi game của lứa tuổi 17 trở lên, thậm chí là game người lớn có yếu tố bạo lực, tình dục…

"Nền công nghiệp game mang lại nguồn thu lớn nên nó phát triển ở nhiều quốc gia, chúng ta không thể vì những hệ lụy của game mà cấm, nhưng cần quản lý", ông Nam nói.

Giải pháp hiệu quả, theo PGS.TS Trần Thành Nam, là cha mẹ cùng trẻ lập kế hoạch "cai nghiện game": dần thay thế game bằng các hoạt động thể thao, giải trí lành mạnh cùng gia đình, xây dựng kế hoạch, khích lệ để trẻ có được những thành công nhỏ nhất trong cuộc sống thật...

 

Nguồn: tuoitre

Hầu hết các em chơi game bạo lực với những màn bắn, giết... - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading