Theo bài đăng trên trang 2sao cho biết, từ xa xưa, cơm rượu nếp đã là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) của người dân Việt Nam, bởi người xưa quan niệm, ăn cơm rượu vào ngày này (đặc biệt là khi bụng đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người vì men rượu mà say chết đi.
Xem thêm: Tìm hiểu phong tục đón Tết Đoan Ngọ ở các quốc gia châu Á
Cơm rượu được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp. Món này được chế biến bằng cách nấu chín gạo nếp thành xôi. Sau khi nếp chín người ta để nguội và ủ bằng men rượu trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày. Thành phẩm cho ra món cơm rượu cay nồng kèm chút vị ngọt và hương thơm đặc trưng của rượu.
Tùy theo từng vùng miền, cơm rượu có những cách chế biến khác nhau. Ở miền Bắc, người ta thường chế biến cơm rượu từ nguyên liệu nếp cẩm, đây là nguyên liệu rất phổ biến ở miền Tây Bắc. Đối với miền Trung, người ta thường ép cơm rượu thành từng khối trong khi ở miền Nam người ta sẽ vo tròn cơm rượu thành từng nắm.
Xem thêm: Tham quan Tam Đảo – thị trấn được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Bắc”
Món cơm rượu nếp cẩm ăn không hoặc kèm với sữa chua cũng rất ngon. Trường hợp thấy cơm rượu quá cay, nồng thì bạn có thể cho thêm rượu trắng vào ngâm. Hoặc thêm trứng gà ta vào và hạ thổ dùng cho các chị em sau sinh cũng rất tốt.
Ngoài ra, cơm rượu cũng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp, chống ung thư, kích thích hệ tiêu hóa hay phòng bệnh thiếu sắt…
Theo 2sao