Diện tích đồng lúa 800ha của công ty CP nông nghiệp ông nghệ cao Trung An gây khá bất ngờ khi trong mùa lũ toàn bộ đồng lúa nơi đây đều khô ráo dù đang là mua lũ nhưng hoàn toàn không lầy lội, khách tham quan có thể mang giày vào.
Ngoài Công ty Trung An, địa phương này còn có tám hợp tác xã trồng lúa hữu cơ, với ba trong số đó đã được chứng nhận "lúa hữu cơ", năm hợp tác xã được chứng nhận VietGAP. Các hợp tác xã này tập trung chủ yếu ở các huyện: An Biên, An Minh, U Minh Thượng (thuộc vùng U Minh Thượng), Hòn Đất, Giang Thành.
Một kỹ sư nông nghiệp tại đây cho biết vừa mới thu hoạch dứt điểm vụ hè thu nên ruộng không còn lúa. Nhưng lúc chưa thu hoạch mặt ruộng cũng rất khô, thuận tiện việc đưa phương tiện cơ giới vào phục vụ sản xuất.
Theo như được biết thì ruộng canh tác lúa của công ty vẫn rất khô ngya lúc chưa thua hoạch, và tại điểm hiện tại đã được thu hoạch dứt điểm hè thu nên không còn lúa nữa.
Để minh chứng cho việc sản xuất lúa hữu cơ "xanh, sạch", Công ty Trung An chừa lại khoảng 20ha rừng tràm tự nhiên làm nơi trú ngụ cho chim, cò và các loài thủy sản.
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ từ 90-120 ngày tùy theo giống lúa nhưng rất phức tạp. Từ lúc ươm mạ, cấy lúa, bón phân, xử lý sâu bệnh... đều hoàn toàn dựa vào các sản phẩm 100% hữu cơ và chế phẩm vi sinh. Tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật nào.
Ngoài cái lợi giảm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, việc sản xuất lúa hữu cơ còn đòi hỏi phải được cơ giới hóa triệt để. Với lúa hữu cơ, chỉ cần đưa vỉ mạ (được ươm bằng lúa giống trên nền mùn cưa, rơm rạ...) vào máy cấy là xong. Việc cấy bằng máy vừa tiết kiệm sức người, vừa tiết kiệm 100kg lúa giống/ha.
Theo Tuoitre.vn