img
:::

Thái Lan tái chế chai nhựa để làm lại quần áo bảo hộ chống dịch

Thái Lan tái chế chai nhựa để làm lại quần áo bảo hộ chống dịch. (Nguồn ảnh: 中央社)
Thái Lan tái chế chai nhựa để làm lại quần áo bảo hộ chống dịch. (Nguồn ảnh: 中央社)

Theo bài đăng trên trang nld.com.vn cho biết, do khan hiếm đồ bảo hộ y tế, Thái Lan tận dụng rác thải nhựa để tái chế thành quần áo bảo hộ cho những người chống dịch Covid-19. Tổ chức Less Plastic Thailand khởi động dự án "PET To PPE" (thiết bị bảo hộ lao động cá nhân) nhằm biến các chai nhựa polythylene terephthalate (PET) đã qua sử dụng thành đồ bảo hộ cá nhân (PPE) có thể tái sử dụng cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 hay gửi sang các chùa, nơi các nhà sư làm công việc hỏa táng các nạn nhân tử vong vì dịch Covid-19.

Xem thêm: Di dân mới người Trung Quốc quay video chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về phiếu tiêu dùng trị giá gấp 5 lần

Điều phối viên dự án "PET To PPE", ông Metha Senthong, cho biết Less Plastic Thailand khởi động dự án vào năm 2020, sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Khi số ca nhiễm Covid-19 tăng lên, nhiều người đã liên hệ với tổ chức này để quyên góp vỏ chai nhựa nên số lượng các bộ áo quần PPE cho lực lượng nhân viên y tế tăng lên. Ông Metha Senthong cho biết Less Plastic Thailand sắp tới tặng 5.000 bộ quần áo bảo hộ cho các bệnh viện trong 13 khu vực có nguy cơ cao.

Tổ chức Less Plastic Thailand khởi động dự án "PET To PPE" (thiết bị bảo hộ lao động cá nhân) nhằm biến các chai nhựa polythylene terephthalate (PET) đã qua sử dụng thành đồ bảo hộ cá nhân (PPE) có thể tái sử dụng cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch. (Nguồn ảnh: 中央社)Tổ chức Less Plastic Thailand khởi động dự án "PET To PPE" (thiết bị bảo hộ lao động cá nhân) nhằm biến các chai nhựa polythylene terephthalate (PET) đã qua sử dụng thành đồ bảo hộ cá nhân (PPE) có thể tái sử dụng cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch. (Nguồn ảnh: 中央社)

Sau khi đưa vào sử dụng, các sản phẩm đã nhận được những phản hồi tích cực từ nhân viên y tế về độ thoải mái sau vài giờ sử dụng. Những bộ đồ PPE có giá khoảng 450 bath (hơn 315.400 đồng), mặc dù đắt hơn so với mức 150 bath (khoảng 105.000 đồng) của loại PPE mặc một lần nhưng có thể giặt, tái sử dụng 20 lần. Do đó, các bộ áo quần PPE này có giá trung bình là 50 bath/lần sử dụng.

Xem thêm: Cục Thương mại Quốc tế - Bộ Kinh tế Đài Loan tổ chức “Tọa đàm về Xuất khẩu hướng Nam mới 2021”

Theo The Bangkok Post, ông Metha Senthong và các cộng sự mong muốn sử dụng chất thải nhựa từ địa phương để tiến hành sản xuất sản phẩm PPE. Trước khi dự án được triển khai, những bộ đồ PPE được làm từ sợi nhập từ Đài Loan. Giải thích về sự khác nhau này, các chuyên gia của dự án cho biết sợi làm từ chai nhựa nhập khẩu từ Đài Loan có chất lượng tốt hơn và rẻ hơn bởi chai nhựa sạch hơn, giúp tiết kiệm chi phí cho công đoạn xử lý tái chế. Trong khi đó, phế phẩm chai nhựa của Thái Lan lại cần xử lý nhiều hơn.

Một nhà máy dệt ở tỉnh Rayong đã chế tạo các sợi chỉ được làm từ vỏ chai tái chế và kéo thành một cuộn lớn để dệt thành vải, được xử lý chống nước. (Nguồn ảnh: 中央社)Một nhà máy dệt ở tỉnh Rayong đã chế tạo các sợi chỉ được làm từ vỏ chai tái chế và kéo thành một cuộn lớn để dệt thành vải, được xử lý chống nước. (Nguồn ảnh: 中央社)

Trang nld.com.vn cho biết thêm, để làm ra một bộ PPE như vậy, cần dùng 18 chai nhựa. Reuters mô tả tại một nhà máy dệt ở tỉnh Rayong, các sợi chỉ được làm từ vỏ chai tái chế và kéo thành một cuộn lớn để dệt thành vải, được xử lý chống nước. Các thớ vải này được đưa đến các ngôi chùa để tình nguyện viên may thành những bộ đồ PPE. Ông Arnuphap Chompuming, Trưởng Bộ phận Kinh doanh và tiếp thị của Công ty Dệt may Thai Taffeta - công ty vận hành nhà máy dệt ở phía Đông Bangkok, cho biết vải có thể ngăn hạt bụi thấm qua và ngăn virus tiếp xúc với người mặc. Các tình nguyện viên của chùa đã may những bộ PPE màu cam cho các nhà sư, người lo việc tang lễ và người quét đường. Các bộ PPE cũng đang được gửi đến hàng ngàn ngôi chùa có nhu cầu trên khắp Thái Lan. Hơn nữa, việc sử dụng chất thải nhựa từ địa phương là biện pháp giúp mọi người nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc phân loại rác thải. 

Tin hot

回到頁首icon
Loading