img
:::

雙語新聞-蓮葉、野草化身手工藝品 Nón lá, túi xách, ví từ lá sen, cỏ bàng được tô điểm thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Túi xách kết từ cỏ bàng. (Ảnh: trích dẫn từ báo Tuổi trẻ online) 蒲草提包。(圖/翻攝自 Tuổi trẻ online)
Túi xách kết từ cỏ bàng. (Ảnh: trích dẫn từ báo Tuổi trẻ online) 蒲草提包。(圖/翻攝自 Tuổi trẻ online)

蓮葉、野草化身手工藝品

Nón lá, túi xách, ví từ lá sen, cỏ bàng được tô điểm thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

 

Theo bài đăng trên Báo Tuổi trẻ online cho biết, dịch bệnh covid-19 khiến ngành 'công nghiệp không khói' đóng băng, chị Hồ Sương Lan - làm ở một công ty du lịch tại thành phố Huế - đã chuyển hướng kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sản vật quê nhà.

Covid-19新冠病毒導致“綠產業”陷入僵局,在順化市一家旅行社工作的胡霜蘭女士將轉移經營手工藝術品。

Trong một lần công tác ở Indonesia, khi đội nón lá sen, chị Lan được nhiều bạn bè quốc tế khen ngợi và tỏ ra bất ngờ với sản phẩm độc đáo như vậy. "Thế là tôi đặt ra câu hỏi ngay: tại sao mặt hàng đẹp như thế nhưng thị trường vẫn còn ít, mẫu mã lại chưa đa dạng?" - chị Lan nói. Sau đó chị bắt đầu tìm hiểu cụ thể các nguyên vật liệu đặc trưng ở Huế như lá sen, cỏ bàng, xương cỏ bàng, tìm về các làng nghề truyền thống quê nhà để kết nối với nhiều nghệ nhân hơn.

一次出差印尼,戴著蓮花斗笠,阿蘭被國際朋友稱讚,並對這個非常獨特的產品有興趣。阿蘭表示“於是我疑惑:為何產品這麼獨特美麗,其市場缺很少,款式設計還不多樣?”後來,她開始研究順化的特定材料,例如蓮葉,蒲草,尋找她家鄉的傳統手工藝村,以聯繫更多的工匠。

Xem thêm: Chụp ảnh cưới miễn phí cho người khuyết tật

Khi đến các làng nghề ở Huế, chị Lan nhận thấy những sản phẩm ở đây tuy giá trị vì đòi hỏi công sức, tay nghề của người làm cao nhưng giá thành bán ra vẫn thấp và chưa cải thiện nhiều về kiểu dáng, công dụng, cũng như chưa phổ biến đến người dùng. Nhiều hộ gia đình không sống được với nghề truyền thống, phải làm công việc khác để mưu sinh.

來到順化的手工藝品村時阿蘭發現,這裡的產品雖然價值高,因為它們需要工人的努力和好手藝,但售價仍然偏低,在設計和實用性方面沒有太大改變以及尚未推廣到消費者。 許多家庭無法從事傳統職業,而不得不從事其他工作來謀生。

Xem thêm: Mô hình “tủ lạnh Thạch Sanh” giúp đỡ các hộ dân khó khăn vượt qua đại dịch

"Làng nghề vì thế ít nghệ nhân trẻ dần, chỉ còn người trung niên, người già bám nghề sống qua ngày. Hiểu được vấn đề đó, tôi đã thử nhập về nhiều đơn hàng thô, hợp tác với các nghệ nhân để làm nhiều sản phẩm theo yêu cầu. Sau khi có hàng trong tay, tôi bắt đầu cải biến và thương mại hóa, biến chúng thành sản phẩm thời trang" - chị Lan chia sẻ.

因此,手工藝品村的年輕工藝師比較少,只有中年人和老年人堅持工作。了解到這一點,我試圖進口許多原始訂單,以按照顧客需求製作產品的方式來與工藝師合作。在產品到手,我開始改良和商業化,將它們轉變為時尚產品。”-阿蘭分享。

Mặt hàng nón, túi xách, ví từ dòng lá sen, cỏ bàng, xương cỏ bàng được đội ngũ thợ may, họa sĩ tô điểm, vẽ nghệ thuật và trang trí cách điệu thêm. Đây chính là điểm "ăn tiền" để sản phẩm trở nên đặc biệt và phá cách hơn.

帽子,包包,蓮葉錢包,蒲草被裁縫,畫家,藝術素描和設計隊伍格式化。這點讓產品更加獨特及具有創新。

 Nón lá sen. (Ảnh: trích dẫn từ báo Tuổi trẻ online) 荷花葉製作成斗笠。(圖/翻攝自 Tuổi trẻ online)

Nón lá sen. (Ảnh: trích dẫn từ báo Tuổi trẻ online)

荷花葉製作成斗笠。(圖/翻攝自 Tuổi trẻ online)

Chị Lan mong muốn đưa các mặt hàng này thành những phụ kiện thời trang theo xu hướng, bắt trend và chất lượng cũng đảm bảo hơn để phù hợp với giá tiền của người sử dụng.

阿蘭想將這些產品變成潮流的時尚裝飾,但仍然擔保品質,消費者願意消費的價格。

Báo Tuổi trẻ online cho biết thêm, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, chị đã có nhiều đơn hàng sỉ lẻ bán trong và ngoài nước, chị tâm sự: "Chính nhờ vậy mà nông dân ở làng nghề có nguồn cung lâu dài. Bà con ở làng Phò Trạch hiểu hơn về giá trị của sản vật quê hương mà gìn giữ môi trường để trồng cỏ bàng, nhiều người theo nghề trở lại".

不到一年的時間內,她在國內外有不少定單:“也就是因為手工藝品村的農民才有長期供應的客戶。輔宅村的人民對家鄉特產的價值更有了解因此保護環境以種植蒲草讓更多人追回傳統行業。

Khởi nghiệp ở một lĩnh vực mới không liên quan đến chuyên môn khi là U40, chị Lan đã mất nhiều thời gian trăn trở và suy nghĩ về lựa chọn của mình. Tuy nhiên, bằng tình yêu mảnh đất cố đô hiền lành, chị đã thử làm cánh tay nối dài giúp bà con giữ lửa và yêu nghề hơn.

創業於四旬之時而且與自己專業毫無相關,阿蘭花了很多時間去思考他的選擇。然而因為熱愛這片善良的古都,她已經成功讓人民保持對傳統行業的熱愛

延伸新聞

回到頁首icon
Loading