img
:::

Tranh luận kịch liệt về áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đườn

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, đồ uống có đường sẽ bị áp thuế - Ảnh: AF
Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, đồ uống có đường sẽ bị áp thuế - Ảnh: AF
Thời báo Tân di dân toàn cầu】/Đội ngũ biên tập

Các doanh nghiệp sản xuất đồ uống có đường kịch liệt phản đối việc sẽ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Trái lại, các chuyên gia dinh dưỡng thì nói rất cần vì nước ngọt không có gì ngoài đường. 

Ngày 11-7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Theo chương trình, dự luật sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới và áp dụng từ 1-1-2026 nếu được thông qua. 

Nhiều ý kiến tranh luận về đề xuất của Bộ Tài chính là đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Các doanh nghiệp phản đối mạnh mẽ, cho rằng nước uống có đường không phải là nguyên nhân duy nhất gây thừa cân và béo phì, đồng thời chính sách này sẽ không công bằng vì các sản phẩm khác chứa đường lại không bị đánh thuế. Doanh nghiệp phản đối đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường /Flicker 

Ngược lại, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định việc đánh thuế là cần thiết. Bà Trương Tuyết Mai, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết tiêu thụ đồ uống có đường liên tục có tác hại lớn đối với sức khỏe. Đánh thuế đồ uống có đường sẽ giúp thay đổi hành vi tiêu dùng, giảm tỷ lệ đái tháo đường và béo phì. Bà cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên giảm lượng đường trong sản phẩm để bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng.

Ông Nguyễn Huy Quang, trưởng ban tư vấn phản biện Tổng hội Y học, cho biết thế giới đã có 108 nước đánh thuế đồ uống có đường, riêng ASEAN có 6 quốc gia. Việc áp dụng chính sách này cần cân nhắc thời điểm và mức thuế hợp lý để hỗ trợ người tiêu dùng và tăng thu ngân sách mà không gây giảm thu đối với các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading