img
:::

Ẩm thực ngày Tết Đoan Ngọ ở 3 miền Bắc Trung Nam có gì khác biệt?

Bánh gio chấm mật là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. (Nguồn ảnh: Lấy từ Facebook “Món ngon Hà Nội”)
Bánh gio chấm mật là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. (Nguồn ảnh: Lấy từ Facebook “Món ngon Hà Nội”)

Theo bài đăng trên trang báo Lao động cho biết, Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, do đặc điểm địa lý cũng như tập tục có sự khác nhau, vì vậy phong tục đón Tết Đoan Ngọ cũng có sự khác biệt nhất định. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt đó là gì nhé!

Miền Bắc

Bánh gio (bánh tro) chấm mật là món ăn quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc. Bánh gio được làm từ gạo nếp đã được ngâm nước tro, gói bằng lá chuối. Bánh ở miền Bắc đặc biệt hơn các vùng khác khi được chấm cùng mật mía ngọt ngào.

Xem thêm: Tìm hiểu phong tục đón Tết Đoan Ngọ ở các quốc gia châu Á

Miền Trung

Ở miền Trung, người dân thường ăn thịt vịt và bánh kê trong ngày Tết Đoan Ngọ, đây là hai món ăn vô cùng bổ dưỡng. Do miền Trung có thời tiết vô cùng nắng nóng nên ăn thịt vịt có thể cân bằng tính hàn trong cơ thể. Chè kê là món ăn cực kỳ thanh mát, chè kê với phần nước đường có gừng rất ấm, mang vị ngọt thanh, được ăn cùng bánh tráng vừng.

Miền Nam

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân miền Nam thường ăn bánh ú nước tro, loại bánh này được gói bằng lá tre hoặc lá chuối, phần nếp có màu nâu vàng rất đẹp, nhân là đậu xanh giã nhuyễn bùi, béo, ngọt nhẹ. Ngoài ra, chè trôi nước cũng là một món ăn không thể thiếu trong mâm cúng mùng 5.5 của bà con nơi đây.

Xem thêm: Nguồn gốc và phong tục đón Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có gì khác với người Hoa?

Theo Lao động

Tin hot

回到頁首icon
Loading