img
:::

Tân Hướng Nam tạo điều kiện giúp sinh viên Đông Nam Á đến Đài Loan du học, trong đó số lượng du học sinh Việt đứng top đầu

Sinh viên nước ngoài đến Đài Loan du học gia tăng nhanh chóng sau đại dịch. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Sinh viên nước ngoài đến Đài Loan du học gia tăng nhanh chóng sau đại dịch. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Theo một khảo sát trên trang thông tin Unews, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, số lượng du học sinh quốc tế giảm mạnh trên toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ có Đài Loan là nước duy nhất có lượng sinh viên nước ngoài tăng mạnh, trong đó, Việt Nam chiếm vị trí đầu về số lượng du học sinh đến Đài Loan học tập. Tính đến thời điểm khảo sát, có hơn 16.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Đài Loan, tăng 35,41% so với năm 2020.

Xem thêm: Cục Lao động Đài Trung tổ chức hội thảo việc làm dành cho tân di dân, cung cấp dịch vụ kết nối việc làm sau khóa học

Thống kê của trang Unews cho thấy, từ năm học 2020 đến năm 2022, 5 nước có số lượng du học sinh top đầu tại Đài Loan lần lượt là Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông và Trung Quốc. Trong đó, số lượng sinh viên Việt Nam không ngừng tăng theo từng năm.

Giám đốc điều hành của Unews bày tỏ, trong những năm gần đây, sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp và giáo dục, chương trình việc làm sau tốt nghiệp và các lớp chuyên ban Tân Hướng Nam là những yếu tố quan trọng thúc đẩy gia tăng số lượng sinh viên quốc tế tại Đài Loan. Trong top 10 trường đại học có số lượng sinh viên quốc tế tăng trưởng, có 7 trường đại học khoa học kĩ thuật, các trường này có thành tích vượt trội trong đào tạo nhân lực ngành công nghiệp chế tạo và kỹ thuật trung cấp.

Xem thêm: Tour du lịch song ngữ “Mùa du lịch văn hóa cá ngừ vây xanh Bình Đông” thu hút khách nước ngoài đến tham gia

Có nhiều yếu tốc thúc đẩy lượng sinh viên nước ngoài đến Đài Loan du học. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)

Giám đốc điều hành của Unews cũng cho biết thêm, giáo dục đại học luôn có sự gắn kết mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự tăng trưởng của các trường đại học KHKT trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nhân lực kỹ thuật trung cấp. Bên cạnh đó, việc dịch chuyển hệ thống cung ứng sản xuất sang Việt Nam cũng là một trong những điều kiện quan trọng, giúp sinh viên Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn khi trở về quê hương lập nghiệp.

Tin hot

回到頁首icon
Loading