Ung thư phổi thường có biểu hiện mờ nhạt ở giai đoạn đầu, dễ nhầm lẫn với bệnh hô hấp thông thường như ho, thở khò khè, khàn tiếng, khiến nhiều người chủ quan. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lợi (Bệnh viện K, Hà Nội), 70% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi khi bệnh đã tiến triển hoặc di căn.
Các nhóm có nguy cơ cao cần tầm soát định kỳ gồm: người hút thuốc lá, gia đình có người mắc ung thư phổi, làm việc trong môi trường tiếp xúc với khói bụi, amiăng, phóng xạ; người mắc bệnh phổi mãn tính (COPD, lao phổi).
Phát hiện sớm ung thư phổi tăng khả năng điều trị hiệu quả. Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 80%, nhưng ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này giảm dưới 5% và chi phí điều trị rất cao. Các phương pháp hiện đại như phẫu thuật nội soi hoặc bằng robot giúp kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.Ung thư phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên toàn thế giới - Ảnh minh họa
Người có triệu chứng như ho kéo dài, đau tức ngực, khàn giọng, giảm cân bất thường cần đến cơ sở y tế để khám và sàng lọc, đặc biệt nếu thuộc nhóm nguy cơ cao.