img
:::

【Listener Lắng nghe bạn】Tình yêu không phân quốc tịch

Tác giả: Lý Xì Dầu (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Tác giả: Lý Xì Dầu (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Thời báo Tân di dân toàn cầu phối hợp cùng chuyên mục “Listener Lắng nghe bạn” giới thiệu tới quý khán thính giả những câu chuyện do tân di dân thế hệ thứ hai tự tay chắp bút. Thông qua các nội dung được truyền tải, phần nào giúp người đọc hiểu và cảm thông hơn với những hoàn cảnh khác nhau. “Listener Lắng nghe bạn” còn là một tổ chức phi chính phủ cung cấp miễn phí các dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý và y tế cộng đồng cho tân di dân và con em thế hệ thứ hai.

Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ bài viết “Tình yêu không phân biệt quốc tịch” của tác giả Lý Xì Dầu (bút danh). Thời báo Tân di dân toàn cầu cũng đã biên tập câu chuyện trong chuyên mục ngày hôm nay sang 5 thứ tiếng bao gồm tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Indonesia, để nhiều độc giả biết đến hơn câu chuyện của nhân vật.

Tình yêu không phân quốc tịch

Tác giả: Lý Xì Dầu (bút danh bắt nguồn từ biệt danh khi còn nhỏ của tác giả, người thân ở Việt Nam thấy người Đài Loan ăn gì cũng thích nêm nếm bằng xì dầu, nên đã lấy cái tên này đặt cho tác giả)

Mỗi đứa trẻ tân di dân thế hệ thứ hai khi sinh ra sẽ chịu những kỳ vọng gì từ xã hội? Có hay chăng bởi vì thân phận của người mẹ mà những đứa trẻ này bị người khác bắt nạt, khinh khi? Hay chúng sẽ tận dụng lợi thế của mình, tích cực học tập tiếng quê mẹ để trở thành nhân tài quan trọng phát triển kinh tế đất nước theo chính sách Tân Hướng Nam?

Xem thêm: Nhóm Phụ đạo Ngôn ngữ Tân di dân góp phần đưa ngôn ngữ các nước Đông Nam Á bay cao bay xa tại Đài Loan

Khi có dịp về Việt Nam 5 năm trước, người thân ở quê ngoại đã chuẩn bị rất nhiều đồ đạc để tác giả đưa về Đài Loan. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

  • Tiếng gọi từ quê hương

Cứ 3 đến 5 năm, tôi lại có dịp cùng mẹ trở về Việt Nam, mỗi khi bước ra khỏi sảnh chờ sân bay tôi lại nhìn thấy những gương mặt quen thuộc của họ hàng đang hò hét, giơ bảng có tên của tôi và mẹ. Sau khi ra khỏi sân bay, chúng tôi phải ngồi xe khách khá lâu mới đến được quê mẹ - tỉnh Bạc Liêu, đó là vùng nông thôn hồn hậu chất phác với sân vườn rộng lớn, bao quanh bởi nào là ao nuôi tôm, vườn cây ăn quả.  

Mặc dù chúng tôi đáp xuống sân bay rất muộn, nhưng người nhà vẫn ở đó chờ đến khi chúng tôi ra. Những cái ôm hôn nồng thắm, tay bắt mặt mừng sau nhiều năm tháng xa cách, khiến tôi vô cùng cảm động. Dù mỗi lần nói chuyện đều bị gián đoạn do rào cản ngôn ngữ, nhưng nhìn thấy sự tiếp đón nhiệt tình của mọi người khiến tôi mỗi lần đều vô cùng mong đợi được về Việt Nam chơi .

  • Ai đã “dán nhãn” cho tôi?

 Sống tại Đài Loan 19 năm, may mắn là tôi chưa từng bị “dán nhãn” tiêu cực bởi thân phận tân di dân thế hệ thứ hai của mình, bạn học luôn đối xử tốt với tôi. Quan hệ giữa tôi và mẹ cũng rất tốt, tôi thích mọi thứ của Việt Nam, thỉnh thoảng cùng mẹ về quê ngoại thăm người thân, cuộc sống của tôi có thể thấy không khác biệt quá nhiều với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Mặc dù từ trước đến nay mọi thứ đều diễn ra rất êm đềm, nhưng trong tôi vẫn luôn thấy mơ hồ về thân phận của mình.

Tôi còn nhớ mẹ từng nói với mình: “Không được nói với người khác mẹ là người Việt Nam, nếu không người ta sẽ khinh thường con.” Mặc dù tôi luôn nói với mẹ “Mẹ đừng lo, bạn học đối xử với con rất tốt”, nhưng mẹ vẫn không ngừng nhắc đi nhắc lại. Sở dĩ mẹ mình suy nghĩ như vậy có thể bắt nguồn từ những điều tiêu cực, những định kiến không tốt mà xã hội Đài Loan đối xử với những người như mẹ, nên bà hy vọng tôi không bị đối xử tương tự.

Xem thêm: Nhanh chân tham gia thử vai cho bộ phim đề tài tân di dân, hiện thực ước mơ gia nhập showbiz

Tác giả chụp hình cùng người thân ở Việt Nam. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

  • Nếu việc tôi được sinh ra đời là một tội ác

Cuộc vui nào cũng phải tàn, mỗi khi tạm biệt gia đình nhà ngoại để trở về Đài Loan, ai ai đều không nỡ, tôi chạy vào phòng khóc ôm từ biệt các chị em họ. Người bình thường khó có thể tưởng tượng được cảm giác không nớ ấy, tuy nhiên đối với tân di dân mà nói, ba hay năm năm là một quãng thời gian rất dài, vì vậy quả thật rất khó để nói lời tạm biệt, bởi không biết lần gặp tiếp theo phải đợi đến bao giờ. Mỗi lần về quê ngoại là khoảng thời gian thoải mái, vô lo vô nghĩ nhất của tôi. Mẹ cũng vậy, ở đó tôi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của mẹ mà hiếm khi tôi bắt gặp khi bà ở Đài Loan.

“Tại sai mẹ vượt muôn trùng khơi đến Đài Loan, nhưng lại không được sống hạnh phúc?” Sau khi trưởng thành, tôi luôn tự vấn bản thân, việc tôi sinh ra đời có phải là nguồn gốc của tội ác hay không? Tôi hạnh phúc vì có một người mẹ đến từ Việt nam, nhưng nếu như thân phận của tôi được hình thành từ những đau khổ của mẹ, vậy thì sự tự hào đối với thân phận tân di dân thế hệ thứ hai phải chăng sẽ trở thành một loại áp lực?

  • Tìm kiếm bản thân từ tình yêu

 Có quá nhiều cảm xúc phức tạp đan xen trong thân phận tân di dân thế hệ thứ hai mà đến nay tôi vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Nhưng duy nhất có một điều bất biến là thân phận tân di dân thế hệ thứ hai là mẹ đã cho tôi, nên điều tôi có thể làm là trở thành chỗ dựa vững chắc cho mẹ tại Đài Loan.

Vì vậy, sau khi lên đại học tôi đã cố găng học thêm tiếng Việt, hy vọng có thể kéo gần khoảng cách với người thân ở Việt Nam. Sự thừa nhận thân phận có lễ còn nhiều điều mơ hồ, nhưng tôi tin rằng, đối với cả tôi và mẹ, tình yêu sẽ không có sự phân biệt quốc tịch.

 

Tin hot

回到頁首icon
Loading