Chương trình giáo dục bậc cơ sở 12 năm học sẽ chính thức áp dụng chương trình mới vào năm nay. Tại thành phố Tân Bắc chương trình học 7 ngôn ngữ tân di dân đã được triển khai tại 135 trường tiểu học, 22 trường trung học, tổng cộng có 262 lớp, trong năm học quốc dân 108. Với hơn 736 học sinh tại các cấp bậc tham gia trong đó 80% là con em tân di dân. Thành phố Tân Bắc ngoài việc áp dụng giáo trình ngôn ngữ tân di dân toàn quốc được biên soạn bởi Ủy viên Bộ Giáo Dục thành phố Tân Bắc, còn kết hợp với hình thức trải nghiệm văn hóa, ví dụ như : ẩm thực, các ngày lễ quan trọng, quốc phục truyền thống,... nhằm nâng cao tinh thần học tập.
Trường tiểu học Bắc Tân quận Tân Điếm đã mở sáu lớp học ngôn ngữ tân di dân với ngôn ngữ tiếng Việt, Indo, Thái, Myanmar và Philippine, đây được xem là trường học có nhiều lớp ngôn ngữ nhất trong thành phố. Hiệu trưởng Tằng Tú Châu đã rất tích cực trong việc thúc đẩy văn hóa, nhân lúc giữa trưa phát sóng radio trong trường học, trường đã mời các tình nguyện viên các ngôn ngữ đến giới thiệu văn hóa Đông Nam Á và ca dao tục ngữ, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa.
Trường trung học Đầu Tiền tại quận Tân Trang các học sinh đã chọn môn tiếng Việt, Indo, Thái, Phi, Malaysia với hơn 36 học sinh theo học, trong đó riêng tiếng Việt là 20 em. Trường được ghi nhận là có số học sinh chọn học ngôn ngữ mới nhiều nhất.
Cô Trần Huệ Lan đến từ Việt Nam là giáo viên công tác đảm nhận giảng dạy ngôn ngữ tại 8 trường học khác nhau, là một trong những giáo viên ngôn ngữ mới có kinh nghiệm nhất. Cô Huệ Lan từ năm quốc dân 102 đã bắt đầu công việc giảng dạy nên đã tích lũy không ít kinh nghiệm. Tại lớp, cô sẽ chơi với các trò chơi nhỏ, như khuyến khích học sinh trả lời các câu hỏi bằng cách tung xúc xắc và nhiều trò chơi phong phú khác. Trong thời gian nghỉ ngơi Cô Trần Huệ Lan còn chủ động tham gia thành lập công đồng giáo viên ngôn ngữ tân di dân do Cục Giáo Dục thành lập.
Cô Trần San Lan hiện đang giảng dạy ngôn ngữ tại 5 trường, là giáo viên dạy tiếng Indonesia có nhiều giờ dạy nhất. Cô cho biết, ngoài việc dạy ngôn ngữ, các học sinh của cô còn được dạy các món ăn DIY của Indonesia, như cơm nghệ, cơm nắm dừa, v.v., nhằm nâng cao chương trình giảng dạy qua việc kết hợp ẩm thực.
Trưởng ban Tư vấn Giáo dục và Văn hóa Tân di dân Cục Giáo dục bà Ngô Nghi Chân cho biết, với các đồng sự không cùng văn hóa nên tôn trọng và tìm cách hiểu nhau, đây chính là “năng lực cần có” của một người tài năng. Các lớp ngôn ngữ tân di dân không chỉ giảng dạy ngôn ngữ, mà còn mang đến bài học đa văn hóa, hy vọng có thể đào tạo thế hệ “không biên giới” có kiến thức đa văn hóa, trở thành công dân đóng góp cho Đài Loan trong xã hội hội nhập toàn cầu hóa.