img
:::

Tân di dân Indonesia và Myanmar chia sẻ phong tục tập quán đặc trưng của quê hương qua Pocast “Culture Chat Room”

Tân di dân Trương Lệ Anh và Lâm Đạt chia sẻ phong tục tập quán đặc trưng của quê hương. (Ảnh: Sở Di dân)
Tân di dân Trương Lệ Anh và Lâm Đạt chia sẻ phong tục tập quán đặc trưng của quê hương. (Ảnh: Sở Di dân)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Thời báo Tân di dân toàn cầu hợp tác cùng Sở Di dân thuộc Bộ Nội chính xây dựng kênh Podcast mang tên “Culture Chat Room” (文化談新事), giới thiệu tới thính giả cả nước những câu chuyện ấn tượng của tân di dân tại Đài Loan. Trong chuyên mục hôm nay, chương trình có dịp mời đến chị Lâm Đạt và chị Trương Lệ Anh, là tân di dân đến từ Indonesia và Myanmar, cùng chia sẻ những điều thú vị về phong tục tập quán và những điều cấm kỵ trong văn hóa của người Hoa và người dân bản địa tại đất nước của mình.

Thời báo Tân di dân toàn cầu cũng đã biên tập câu chuyện trong chuyên mục ngày hôm nay sang 5 thứ tiếng bao gồm tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Indonesia, để nhiều độc giả biết đến hơn về câu chuyện của nhân vật.

Chị Lâm Đạt chia sẻ tập tục truyền thống của người Indonesia. (Ảnh: Sở Di dân)

Chị Anh và chị Đạt đều xuất thân từ gia đình gốc Hoa, vì vậy không quá lạ lẫm với những phong tục truyền thống của người dân Đài Loan. Ví dụ như tập tục đi tảo mộ, cúng bái tổ tiên vào ngày Tết Thanh Minh, hay vào rằm tháng 7 Âm lịch, người lớn trong nhà sẽ nhắc nhở con cháu buổi tối không được đi ra ngoài hay đến sông suối, ao hồ chơi.

Xem thêm: Tân di dân Việt Nam Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ cách giữ lửa hôn nhân xuyên biên giới qua Podcast “Culture Chat Room”

Tân di dân Trương Lệ Anh chia sẻ truyền thuyết cổ xưa và phong tục của dân tộc Myanmar. (Ảnh: Sở Di dân)

Bên cạnh đó, hai chị cũng chia sẻ một số khác biệt trong đám tang tại Đài Loan với quê nhà của mình. Chị Đạt cho biết, tại đảo Sulawesi của Indonesia, bộ tộc Toraja vẫn lưu giữ tục lệ mai táng người chết vô cùng lạ lùng, độc đáo. Mỗi 3 năm một lần, bộ tộc này sẽ tổ chức ngày lễ cho người chết, họ mở nắp quan tài, thay trang phục mới cho thi thể bên trong, sau đó đi diễu hành quanh làng, cuối cùng mới đặt người chết vào cỗ quan tài mới và chuyển đến hang đá.

Nhắc đến tục lệ mai táng, chị Anh cho hay, tại Myanmar, nếu trong nhà có người qua đời, các vị sư tăng sẽ được mời đến để niệm kinh, tụng Phật, người nhà sẽ chuẩn bị trước áo cà sa, một số vật dụng cần thiết để các nhà sư hoằng pháp, hồi hướng công đức cho người đã khuất.

Xem thêm: Người nước ngoài cư trú quá hạn chủ động đầu thú để được giảm nhẹ hình phạt, Sở Di dân hỗ trợ bạn trở về quê hương

Kênh Podcast “Cultue Chat Room” của Sở Di dân mỗi tập sẽ mời những nhân vật khác nhau, để chia sẻ về câu chuyện của bản thân. (Ảnh: Sở Di dân

Cuối chương trình, hai chị bày tỏ đồng tình với quan điểm nên tôn trọng những tập tục dân gian, tránh phạm phải những điều kiêng kỵ để cầu mong cho gia đình được bình an, bởi ông bà đã có câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Hoan nghênh đón nghe Podcast “Culture Chat Room” của Sở Di dân tại:

KK Box  SoundOn  Spotify  Apple Podcasts  Pocket Casts

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading