img
:::

Bánh tro – thức quà truyền thống gắn liền với ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Việt Nam

Bánh tro – thức quà truyền thống gắn liền với ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Việt Nam. (Ảnh minh họa: kho ảnh iStock)
Bánh tro – thức quà truyền thống gắn liền với ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Việt Nam. (Ảnh minh họa: kho ảnh iStock)

Theo bài đăng trên trang báo Sài Gòn tiếp thị cho biết, Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt diễn ra vào ngày 5.5 Âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị bánh tro (bánh gio) để cúng bái tổ tiên, thưởng thức cùng gia đình.

Bánh tro là một thức quà vô cùng dân dã, vì vậy, nguyên liệu làm nên cũng rất đơn giản gồm: gạo nếp, nước tro của những sợi rơm nếp sạch, chút vôi, lá chuối hoặc lá dong và mật mía.

Xem thêm: Nguồn gốc và phong tục đón Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có gì khác với người Hoa?

Để bánh làm ra được ngon, dẻo, không bị chai sượng, người ta thường chọn nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung. Nếp đãi sạch rồi ngâm nước tro, thường là qua đêm thì nếp mới đủ ngấm.

Bánh tro truyền thống có hình tam giác, vồm cao như bàn tay khi nắm lại. Một số nơi còn gói bánh tro theo dạng hình ống như bánh tét nhưng nhỏ hơn, hoặc hình vuông, hình trụ…

Xem thêm: Tìm hiểu phong tục đón Tết Đoan Ngọ ở các quốc gia châu Á

Bánh khi gói xong thường được luộc trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng. Bánh khi nấu chín rất mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh tro thường được ăn kèm với đường kính, mật ong, hoặc mật mía cùng chút gừng băm nhỏ.

Bánh tro mặc dù là thứ bánh dân dã nhưng rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, bánh có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể để phòng và góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút) sỏi thận...

Theo Sài Gòn tiếp thị

Tin hot

回到頁首icon
Loading