img
:::

Đa dạng hoạt động giáo dục, vui chơi chào mừng Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ 21/2

Ngày 21 tháng 2 hằng năm được chọn làm Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ. (Ảnh: Lấy từ Bộ Giáo dục)
Ngày 21 tháng 2 hằng năm được chọn làm Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ. (Ảnh: Lấy từ Bộ Giáo dục)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Nhằm tránh cho đa số các ngôn ngữ trên trái đất bị biến mất, năm 1999, UNESCO đã đề xướng lấy ngày 21/2 hàng năm làm Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ. Kể từ năm 2000, ngày 21/2 hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ với mục tiêu là tuyên truyền ra khắp thế giới về tầm quan trọng của việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ, thúc đẩy phong trào phổ biến tiếng mẹ đẻ để văn hóa và sự sáng tạo của mỗi ngôn ngữ đều nhận được sự tôn trọng.

Hưởng ứng tinh thần trên, Đài Loan cũng đã sửa đổi “Luật phát triển ngôn ngữ quốc gia”, đưa ngôn ngữ bản địa (tiếng mẹ đẻ) vào chương trình giảng dạy 108 từ năm học 111 (2022) như một môn học bắt buộc đối với các trường trung học trên cả nước. Ngoài ra, nhiều đơn vị ở các huyện thị tại Đài Loan cũng đẩy mạnh tổ chức các hoạt động quảng bá tiếng mẹ đẻ để chào mừng Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ.

Xem thêm: Người nước ngoài cư trú quá hạn chủ động đầu thú để được giảm nhẹ hình phạt, Sở Di dân hỗ trợ bạn trở về quê hương

Sở Giáo dục thành phố Đài Bắc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ. (Ảnh: Sở Giáo dục thành phố Đài Bắc cung cấp)

Nhằm kêu gọi, khuyến khích các em học sinh học tiếng Mân Nam, tiếng Khách Gia, ngôn ngữ dân tộc nguyên trú, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Thái, tiếng Campuchia... Sở Giáo dục thành phố Đài Bắc vừa qua tổ chức hoạt động “Vui học tiếng mẹ đẻ, đoán câu đố online”, hoan nghênh người dân và các em học sinh tham gia.

Từ hôm nay đến cuối tháng 3, Thư viện Quốc gia thành phố Đài Trung tổ chức hoạt động “Học tiếng mẹ đẻ muôn màu muôn vẻ 2023”, đem đến nhiều chủ đề thú vị, không chỉ mang màu sắc của văn hóa bản địa mà còn cả các nước Đông Nam Á. Bất luận người lớn hay trẻ em đều có thể thỏa thích đọc sách, xem triển lãm, nghe tọa đàm hay tham gia các hoạt động nói tiếng mẹ đẻ tại đây.

Xem thêm: Tân di dân Philippines Gen Huang: Lan tỏa yêu thương xuyên biên giới, là cầu nối gắn kết Đài Loan – Philippines

Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ do Thư viện quốc gia thành phố Đài Trung tổ chức. (Ảnh: Thư viện quốc gia thành phố Đài Trung cung cấp)

Vào hai ngày 11/2 và 19/2, Viện Giáo dục Khoa học Quốc gia Đài Loan tổ chức chuỗi hoạt động “Học ngôn ngữ bản địa”. Hoạt động sẽ đưa người tham gia tìm kiểu các kiến thức khoa học phổ biến bằng tiếng Đài, thông qua hoạt động tham quan, hướng dẫn, tương tác... khơi dậy sự quan tâm của người dân đối với khoa học.

Vào ngày 25/2, Đài phát thanh Giáo dục Quốc gia tại Hoa Liên sẽ tổ chức “Cuộc thi kể chuyện bằng tiếng mẹ đẻ”, không giới hạn chủ đề. Người đạt giải nhất sẽ giành được giấy khen và phiếu mua sách trị giá 3500 Đài tệ.

Hoạt động “Khoảng cách giữa chúng ta và tiếng mẹ đẻ”. (Ảnh: Studio Văn hóa và Nghệ thuật 1095 cung cấp)

Nhằm đẩy mạnh giao lưu văn hóa Đông Nam Á, vào ngày 25/2 Studio Văn hóa và Nghệ thuật 1095 tổ chức hoạt động “Khoảng cách giữa chúng ta và tiếng mẹ đẻ”, mời đến tân di dân thế hệ thứ hai người Thái Vương Thu Văn và tân di dân Indonesia Trần Nghiên Trân, cùng chia sẻ với mọi người nội dung liên quan đến tài nguyên học tiếng mẹ đẻ và những thay đổi của nói đối với cuộc sống của chúng ta.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading