Quốc hội Pháp vào ngày 23 tháng 7 đã có một cuộc bỏ phiếu về Hiệp định thương mại và kinh tế toàn diện (CETA) giữa EU và Canada, với hơn 266 thành viên thông, 213 phiếu phản đối và 74 phiếu trống.
Theo truyền thông đưa tin, khi CETA có hiệu lực, nó sẽ bãi bỏ hầu hết thuế quan thương mại giữa EU và Canada. Ông Nicolas Hulot cựu bộ trưởng Bộ Sinh Thái Pháp đã vận động hành lang với chính quyền tổng thống Emmanuel Macron rằng, thỏa thuận này sẽ hạ thấp tiêu chuẩn sức khỏe, mở cửa cho các chất nguy hiểm nhập vào. Trước khi bỏ phiếu, ông đã viết thư ngỏ, kêu gọi các thành viên hãy mạnh dạn từ chối thỏa thuận.
CETA đã được đàm phán trong bảy năm, giữa EU và Canada, và đã được ký vào tháng 10 năm 2016. Nó cho phép các công ty Canada và EU mở rộng kinh doanh tại hai khu vực, và với riêng với khu vực thương mại tự do Liên minh châu Âu xét về mặt dân số đây là thị trường có hơn 500 triệu người tiêu dùng. Tại Pháp mặc dù nhiều nông dân và tổ chức phi chính phủ phản đối nhưng một số nghị sĩ Pháp đã phê chuẩn thỏa thuận với 266 phiếu vào ngày 23/7. CETA đã được hơn 10 quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu chấp thuận, nhưng để có hiệu lực hoàn toàn, vẫn cần phải có sự chấp thuận khác từ nghị viện của các quốc gia thành viên EU còn lại.