Việc “xì hơi” là một phản ứng sinh học rất bình thường, theo thống kê không chính thức, mỗi người trung bình phải xì hơi từ 14 lần mỗi ngày và lượng khí thải ra dao động từ 500ml đến 700ml. Việc xì hơi bình thường không đáng lo ngại, nhưng nếu liên tục xì hơi và có mùi hôi thối, thì có thể là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề nào đó.
Xì hơi quá nhiều có thể cho thấy cơ thể đang gặp phải 4 vấn đề sau:
1.Rối loạn phân bố vi khuẩn tốt và xấu trong đường ruột:
Vi khuẩn xấu trong ruột người chiếm khoảng 20%, chúng chủ yếu phân hủy các chất béo và protein chưa được hấp thụ hoàn toàn thành các hợp chất như hidro sulfua và ammonia, gây mùi hôi. Nếu không phải do ăn quá nhiều chất béo hay protein mà vẫn thường xuyên xì hơi thối, cần cẩn trọng với rối loạn phân bố vi khuẩn ruột, khi vi khuẩn xấu phát triển quá mức trong ruột sẽ sản sinh chất khí trong đường ruột.
2.Khả năng tiêu hóa của ruột kém:
Tiêu hóa kém kéo dài trong thời gian dài sẽ khiến các mảnh vụn thực phẩm dễ bị mắc kẹt trong ruột, dễ hình thành độc tố và tăng cường sự sinh sôi của vi khuẩn xấu trong ruột, từ đó tạo ra chất khí, dẫn đến tần suất xì hơi tăng cao và có mùi hôi thối.
3.Sử dụng một số loại thực phẩm gây hình thành chất khí:
Ví dụ như: củ cải trắng, cải xanh thuộc họ Brassicaceae, đậu, các loại ngũ cốc có chứa hàm lượng chất xơ cao, khó tiêu hoá hoàn toàn, khi sợi chất xơ vẫn nguyên vẹn khi vào ruột già, các vi khuẩn trong ruột sẽ sử dụng chất xơ để cung cấp năng lượng, dẫn đến sản sinh chất khí thải ra ngoài cơ thể.
Ngoài ra, với các sản phẩm từ sữa có chứa lactose, khi lượng enzyme lactase trong cơ thể không đủ, lactose sẽ khó tiêu hóa, dẫn đến phình bụng, tăng khí trong ruột, gây xì hơi. Ngoài ra, khi tiêu thụ các loại trái cây có chứa fructose, sorbitol (đường tổng hợp), cũng dễ gây phình bụng, xì hơi và các triệu chứng khác. Đồ uống có ga chứa lượng chất khí lớn, khiến chất khí này bị mắc kẹt trong dạ dày và ruột, cuối cùng được thải ra dưới dạng xì hơi.
4.Ăn nhanh:
Nuốt nhanh, ăn nhanh hoặc nói chuyện liên tục trong khi ăn có thể khiến bạn hít phải một lượng lớn không khí. Một khi khí đã tích tụ đủ lượng nhất định, nó sẽ được thải ra qua hình thức nôn mửa hoặc xì hơi, với tần suất cao và tập trung.
Lượng vi khuẩn xấu trong ruột người chiếm khoảng 20%, nếu không phải do ăn quá nhiều chất béo hoặc protein mà vẫn thường xì hơi thối, cần đặc biệt chú ý. (Ảnh: Heho健康)
如何改善放屁頻率過高的問題?
Làm thế nào để cải thiện vấn đề đánh gió quá nhiều?
Trang web “Heho健康” khuyên rằng, xì hơi là một phản ứng sinh học bình thường và lành mạnh, nhưng nếu quá thường xuyên, cần chú ý và cố gắng cải thiện bằng cách ăn ít nhưng nhiều lần, không nên ăn quá nhiều, nhai kỹ và nuốt từ từ khi ăn, và ăn nhiều loại thực phẩm dễ tiêu hóa; uống một ly sữa chua không đường mỗi ngày và bổ sung vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa và giảm tần suất xì hơi.