img
:::
Tin tức đời sống

Lễ hội nhảy lửa – nét đẹp văn hóa mang tính tâm linh của người Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn. (Nguồn ảnh: Lấy từ trang báo Tuyên Quang)
Lễ hội nhảy lửa là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn. (Nguồn ảnh: Lấy từ trang báo Tuyên Quang)

Theo bài đăng trên trang báo An ninh Thủ đô cho biết, lễ hội nhảy lửa là một nét đẹp văn hóa độc đáo mang tính tâm linh của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, một dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng núi phía Bắc Việt Nam. Lễ hội này không chỉ là dịp để người Pà Thẻn thể hiện lòng tôn kính đối với các vị thần và tổ tiên, mà còn là một cơ hội để gắn kết cộng đồng và truyền lại những giá trị truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Vừa qua, lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn lần thứ 2 đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nhằm tôn vinh và bảo tồn giá trị văn hóa của cộng đồng người Pà Thẻn tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Trong đợt 1, di sản này đã được công nhận ở lĩnh vực lễ hội truyền thống do cộng đồng người Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang thực hiện.

Xem thêm: Lao động bất hợp pháp hồi phục thần kỳ sau khi bị ngã từ trên cao, cảm ơn Sở Di dân đã hỗ trợ trở về quê hương

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Theo truyền thống, nhảy lửa gắn liền với lễ truyền nghề thầy cúng - được tổ chức cho các thầy cúng nhận học trò và truyền nghề.

Thường trước mỗi buổi lễ, thầy mo phải cúng thần linh, để cho phép người Pà Thẻn có được sức mạnh nhảy vào đống lửa. Trong phần nghi lễ nhảy lửa, một đống lửa to đã được đốt sẵn cháy thành than đỏ được chuẩn bị sẵn, những người tham gia nhảy lửa sẽ thay nhau nhảy vào đống than hồng đó, dùng cả tay và chân trần để phá cho tới khi tàn lửa. Khi nhảy họ nhắm mắt và cảm thấy như được thần dẫn đi, do đó, chân tay họ không cháy, không đau và không trầy xước sau khi tiếp xúc với lửa.

Theo tín ngưỡng của người Pà Thẻn, nhảy lửa sẽ giúp xua đi tà ma, mang lại sự bình an và may mắn cho cộng đồng. Đồng thời thể hiện sức mạnh phi thường của người dân,  dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi tà ma, bệnh tật.

Xem thêm: Làng nghề nước mắn Nam Ô: Di sản văn hóa phi vật thể 400 năm tuổi của dân tộc

Theo An ninh Thủ đô

Tin hot

回到頁首icon
Loading