Vào ngày 10 tháng 10 tại quãng trường Tự Do đã tổ chức "Đến Đài Bắc 10x10 – Lễ hội Xe hoa Quốc Khánh" sau đó các xa hoa vẫn sẽ được trưng bày 10 ngày sau đó, Sở Di Trú nhân dịp đó đã tại khu trưng bày đã tổ chức 4 hoạt động với chủ đề "Nghệ thuận văn hóa DIY" vào các ngày 12,13,19 và 20 tháng 10.
Hoạt động đầu tiên là quầy trải nghiệm DIY Việt Nam cắt ghép vải, người phụ trách là chị Ngô Thị Thâm tân di dân đến từ Việt Nam, chị đã thành lập "Công xưởng cắt ghép vải Kiệt Nghiên" theo tên của hai đứa con trai của mình, vì phải ở nhà để chăm sóc con trai có sức khỏe yếu và thường xuyên đau bệnh, nên chị Ngô Thị Thâm không thể ra ngoài làm việc, nhưng dù hoàn cảnh như vậy chị vẫn không đầu hàng số phận, và không muốn chọn cuộc sống dựa vào trợ cấp xã hội, chị lên kế hoạch học nghệ thuật cắt ghép vải và thiết kế trang phục, tự lực tự cường thiết kế những chiếc túi vải và đem bán, các thiết kế của chị chủ yếu dựa trên sự kết hợp của văn hóa và nghệ thuật cắt ghép vải Việt Nam, nên đã cho ra nhiều hình ảnh tươi mới, thể hiện sự kiên cường của phụ nữ Việt Nam, tinh thần bất khuất. Nhờ vào sự khéo léo của mình, những chiếc túi vải của chị rất được yêu thích, và càng được khẳng định hơn chị Ngô Thị Thâm cũng được vinh danh với giải thưởng xuất sắc "Dự án Phụ nữ Tân di dân lập nghiệp thần tốc".
Trọng tâm trong các trang phục truyền thống Việt Nam chị thiết kế, là các hoa văn chi tiết đều được làm từ nghệ thuật cắt ghép vải Việt Nam, bên cạnh đó chị còn làm thêm ba lô và túi tiền, có những biểu tượng truyền thống và những hình ảnh hoạt họa dễ thương. Tại quầy tham gia hoạt động của chị, rất nhiều người dân yêu thích và báo danh tham gia, thể hiện sự hứng thú và tính thực tế của loại hình nghệ thuật cắt ghép vải này. Những ai quan tâm có thể vào trực tiếp facebook công xưởng thủ công của chị để tìm hiểu thêm 「杰妍拼布手作坊-吳氏深拼布作品集.
Vào ngày 19 và 20 còn có cá hoạt động như "Tô vẽ mặt nạ Indonesia" và "Làm lồng đèn thủ công truyền thống Việt Nam", mặt nạ Indonesia đến từ thị trấn nhỏ miền trung Indonesia Yogyakarta, những chiếc mặt nạ gỗ này được đeo để thực hiện vũ điệu hoặc diễn kịch sân khấu truyền thống. Đèn lồng được xem là hình thức nghệ thuật truyền thống của Việt Nam trong dịp Trung Thu, lồng đèn hình sao mang biểu tượng hy vọng cho tương lai.
Sở Di Trú đã đặc biệt tổ chức rất nhiều chuỗi hoạt động phong phú nhằm giúp người dân có thể trải nghiệm đa văn hóa Hoan nghênh tất cả mọi người có thể tận dụng kỳ nghỉ của mình cùng nhau tập hợp sinh hoạt lành mạnh để có được những phút giây vui vẻ bổ ích.