Tân di dân sau khi nhập tịch, cần phải dùng thân phận như người Đài Loan bình thường nếu muốn theo học tại các trường đại học, các bằng cấp phổ thông tại quê hương mẹ không những không được công nhận, mà còn phải dùng tiếng Hoa để thực hiện các kỳ thi, đây là một bất lợi lớn. Đối với vấn đề này, một số thành viên lập pháp đã đề ra mộ số sửa đổi, và đã có hơn 20 thảo luận và sửa đổi Điều 25 Luật học đại học, và vào ngày 12 vừa qua Uy ban văn hóa giáo dục đã bước đầu hoàn thành đánh giá, trong tương lai các tân di dân có thể dùng thân phận đặc biệt của mình để tiếp tục theo đuổi học vị cao hơn.
Nhà lập pháp Lý Lệ Phân cho rằng tân di dân kết hôn mới định cư cùng hôn phối của mình, có thể sử dụng thân phận sinh viên Hoa kiều hoặc sinh viên quốc tế để tiếp tục nâng cao học vị và có thể dùng các học vị của quê nhà để tiếp tục nâng cao trình độ học vị, nhưng tân di dân đã nhập tịch nếu mkuo61n học cao hơn vẫn phải xét theo như sinh viên bình thường. Nhưng vấn đề ở đây là tân di dân vốn dĩ là người nước ngoài đến, và ngôn ngữ sử dụng không giống như người Đài Loan, nếu áp dụng quy chế xét tuyển theo tiếng Hoa thì không có cách nào nâng cao học vị. Sau khi nhâp tịch thì lại bất lợi hơn trước khi nhập tịch đây là vấn đề rất kỳ lạ.
Các nhà lập pháp đưa ra phương án cho rằng tân di dân đến từ các quốc gia khác nhau, sau khi nhập tịch quy chế xem xét tuển sinh đại học có thể như trước khi nhập tịch, nên dùng thân phận học sinh nước ngoài nhập học, đồng thời đề nghị gia tăng số lượng tuyển sinh thêm để không làm ảnh hưởng đến sinh viên trong nước. Hy vọng cách sự thay đổi này có thể tạo cơ hội để tân di dân tiếp cận na6ngc ao giáo dục hơn, và gia tăng nguồn lực nhân tài cho quốc gia.