img
:::

30 năm "trồng người" trên miền núi cao của người thầy miền xuôi

30 năm "trồng người" trên miền núi cao của người thầy miền xuôi

Gần 30 năm gắn bó với vùng cao, thầy giáo Chung Trường Thành (SN 1974), quê ở huyện miền xuôi Hậu Lộc (Thanh Hóa) - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) coi trường như là nhà, coi đồng nghiệp, học sinh như người thân của mình.

Bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện vùng biên Quan Sơn (Thanh Hóa) vốn là vùng đất heo hút, khó khăn, đói nghèo bủa vây. Nơi đây xưa kia cái gọi là con chữ như một điều xa xỉ với hầu hết người dân nghèo. 

Những năm tháng công tác ở huyện Quan Sơn, thầy Thành đã băng rừng, lội suối đến gieo chữ cho học sinh nghèo ở những vùng khó khăn nhất của huyện vùng biên này. Từ tháng 3/2016, thầy Thành lên xã Na Mèo công tác đến nay. Trong sự nghiệp trồng người của mình, thầy Thành đã có thâm niên 27 năm gắn bó với huyện miền núi Quan Sơn. “Thời gian đầu, tôi công tác tại xã Tam Thanh là một xã vùng sâu, phòng học kiên cố chưa có toàn tranh tre nứa lá. Ngày đó điện cũng chưa có, đường đi lại chỉ là một lối mòn giữa rừng. Có những bản đi bộ đến trường còn hạnh phúc hơn đi xe máy, không phải lo trời mưa trơn trượt”, thầy Thành nhớ lại.

Không yêu vùng cao thì không thể nào gắn bó lâu đến như vậy, với thầy Thành, Na Mèo như là quê hương thứ hai của mình, không phải nơi sinh ra nhưng là nơi thầy trưởng thành. Người dân nơi đây tuy còn nghèo nhưng cũng dần quan tâm hơn việc học của con em. Hiện cơ sở vật chất dạy học của nhà trường tạm ổn, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong công tác giảng dạy, nhất là chương trình sách giáo khoa mới.

Tuy nhiên nhà trường cũng còn nhiều khó khăn khi các em học sinh ở các bản chưa thạo tiếng phổ thông, vốn từ tiếng Việt không có, trong khi đó một số giáo viên chưa hiểu tiếng bản địa. Thương học trò nghèo nên thầy cô giáo thường dạy thêm không thu tiền.

Nguồn: dantri

các em học sinh nơi đây chủ yếu là người dân tộc Thái và H'Mông.

Tin hot

回到頁首icon
Loading