Norwitz, một "nhà học thuật" tự miêu tả, có bằng tiến sĩ về sức khỏe chuyển hóa và đang hoàn thành chương trình y khoa tại Đại học Harvard. Anh chia sẻ niềm đam mê của mình là giúp mọi người hiểu rõ hơn về khoa học và sức khỏe.
Trong một thí nghiệm kéo dài một tháng, Norwitz đã tiêu thụ đến 720 quả trứng, tương đương với 24 quả mỗi ngày. Anh ăn trứng theo nhiều cách khác nhau như trứng chiên, trứng luộc và trứng ốp la, để kiểm tra tác động của việc ăn nhiều trứng lên mức cholesterol trong cơ thể. Người ăn trứng quá nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh: Getty Images
Kết quả cho thấy mức cholesterol của Norwitz không thay đổi dù ăn nhiều trứng. Anh chỉ nhận thấy sự thay đổi khi bổ sung thêm carbohydrate vào chế độ ăn của mình, làm giảm mức cholesterol do sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể sau khi đã thích nghi với chế độ ăn ít carbohydrate. Điều này cho thấy các yếu tố chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol khác nhau ở mỗi người.
Norwitz nhấn mạnh rằng không có một chế độ ăn “tốt nhất” cho tất cả mọi người. Mỗi cá nhân cần lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng chuyển hóa và mục tiêu sức khỏe của mình. Ví dụ, một số người có thể ưu tiên kéo dài tuổi thọ, trong khi những người khác lại tập trung vào sức khỏe tim mạch.
Anh chia sẻ thêm rằng còn nhiều thí nghiệm khác đang được lên kế hoạch để nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của thực phẩm đối với sức khỏe tổng thể.