hu cầu điện cả nước năm 2019 khoảng 212 tỉ kWh, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng năm 2019, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu cả nước đạt khoảng 160,8 tỉ kWh, trong đó các nguồn điện tái tạo mới đóng góp được 2,25 tỉ kWh.
Báo cáo tình hình thực hiện các dự án điện vừa được Bộ Công thương gửi tới Thủ tướng thì thực tế có hai kịch bản rất khác nhau.
Thứ nhất, Việt Nam sẽ thiếu hàng tỉ kWh điện trong giai đoạn 2021-2025 như đã được nói nhiều ngày nay. Nhưng đó là ở trường hợp chỉ tập trung phát triển nhiệt điện, thủy điện. Với phương án này, mức thiếu hụt điện năm 2021 theo EVN khoảng 6,3 tỉ kWh, năm 2022 khoảng 8,9 tỉ kWh, năm 2023 khoảng 6,8 tỉ kWh, năm 2024 khoảng 1,2 tỉ kWh, đến tận năm 2025 sẽ cân đối được điện.
Nhưng theo phương án 2 của EVN, cần đẩy mạnh phát triển các dự án điện tái tạo để nâng công suất điện gió toàn quốc đến năm 2023 đạt khoảng 6.000 MW và nâng công suất điện mặt trời đến năm 2023 đạt 16.000 MW. Kịch bản thứ hai sẽ không thiếu điện. Như vậy việc thiếu điện hay đủ điện sẽ phụ thuộc vào lựa chọn, quyết tâm của Chính phủ, cụ thể hơn là Bộ Công thương.
Nhưng điện gió và điện mặt trời nhiều lên, áp lực tăng giá điện sẽ nhiều hơn. Câu chuyện phát triển hài hòa, đảm bảo khả năng đủ điện là bài toán khó, không chỉ cần quyết tâm, phân tích trên nghị trường, mà cần phân rõ trách nhiệm, kể cả ở cấp cao để thúc đẩy giải quyết.
tuoitre.vn