img
:::

Xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh khiến nhiều nhà nông lao đao

Xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh khiến nhiều nhà nông lao đao

Theo thống kê, giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2019 ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2018; tính cả 10 tháng đầu năm giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam, chiếm 66,8% thị phần, đạt 2,08 tỷ USD. Song, giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường này lại giảm tới 13,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Cục Chế biến, xuất khẩu hàng rau quả trong 10 tháng 2019 giảm mạnh do giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng rau quả chính giảm.

Đơn cử, thanh long xuất khẩu đạt 974,3 triệu USD (chiếm 31,3% tỷ trọng xuất khẩu), giảm 8,9%; sầu riêng đạt 759 triệu USD (chiếm 6,9%), giảm 17,4%; dừa đạt 109 triệu USD, giảm 34,9%; nhãn đạt 104,4 triệu USD giảm 56,2%; ớt đạt 56 triệu USD, giảm 47,7%; dưa hấu đạt 55,7 triệu USD, giảm 26,4%; nấm hương đạt 45,7 triệu USD, giảm 59,3%; khoai lang đạt 35 triệu USD, giảm 43,6%; mộc nhĩ đạt 20,7 triệu USD, giảm 58,3%... so với cùng kỳ năm 2018.

Trái ngược với xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng rau quả 11 tháng năm 2019 lại tăng mạnh khi kim ngạch ước đạt 1,63 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Thái Lan là thị trường Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất, đạt 448,2 triệu USD, chiếm 29,7%, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2018 (593 triệu USD).

Ở thị trường Trung Quốc, trong khi xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang nước này giảm tới 13,7% thì chiều nhập khẩu lại tăng 10,1%, chiếm 25,6% thị phần.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho rằng từ đầu năm đến nay, mặc dù giá trị xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan,... tăng mạnh nhưng khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc, bởi 66,8% giá trị xuất khẩu được tạo nên bởi thị trường này.

Để nắm bắt cơ hội, Việt Nam ngoài việc cần đẩy nhanh đăng kí mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, cần cải thiện thêm về chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt được những tiêu chuẩn gắt gao của thị trường châu Âu và các thị trường khó tính khác.

Trước đó, chia sẻ về vấn đề chuyển hướng xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc, tại tọa đàm “Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch nông sản vào thị trường Trung Quốc” tổ chức giữa tháng 11, bà Mai Thị Ánh Tuyết - ĐBQH An Giang, Ủy viên Ủy ban Kinh tế cho biết hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc mới đáp ứng thị trường cấp thấp.

Thế nên, khi Trung Quốc nâng cao chất lượng vệ sinh ATTP, chúng ta bị tác động ngay. Bằng chứng, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm từ 2018 đến nay.

Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - cho rằng khi họ đã vượt ngưỡng thu nhập 10.000 USD/người, đừng nhìn thị trường Trung Quốc bằng con mắt của người có 2.436 USD bình quân của Việt Nam.

Ông Kiên lưu ý việc chuyển đổi chính sách nhập khẩu của Trung Quốc là điều tất yếu, không phải họ gây khó khăn, là xu thế tất yếu của việc phát triển của một nền kinh tế. Theo đó, phải nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại thị trường mà chúng ta định hướng tới để có những thay đổi cho phù hợp.

news.zing.vn

Hình minh họa từ Pixabay

Tin hot

回到頁首icon
Loading