img
:::

Thanh toán bằng ví điện tử liệu có rủi ro ?

Thanh toán bằng ví điện tử liệu có rủi ro ?

Các chuyên gia tài chính đều khẳng định sử dụng ví điện tử đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật cao cấp như PCI DSS, Tokenization, 3D-Secure... là giải pháp an toàn bậc nhất cho tiền của bạn.

Đi ăn tối tại một nhà hàng ở quận 1, TP.HCM, anh Nguyễn Phúc Lâm dùng thẻ Visa để thanh toán. Tuy nhiên, người bạn anh là một chuyên gia tài chính lập tức ngăn cản. 

Việc đưa thẻ Visa cho người lạ tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi chỉ cần lưu thông tin trên thẻ gồm số thẻ, ngày hết hạn và số CVV2/CVC2 là có thể sử dụng thẻ cho nhiều dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Người bạn này khuyên anh nên tự tay đi tới bàn thanh toán để đợi quẹt thẻ hoặc dùng ví điện tử bởi tính bảo mật và độ an toàn rất cao. 

Các ví điện tử hiện nay như MoMo sử dụng công nghệ Tokenization là một quy trình bảo mật tự động mã hóa số thẻ của khách hàng thành Token (những dãy ký tự đặc biệt). Thay vì lưu trữ số thẻ thì hệ thống chỉ lưu trữ các Token trong các giao dịch sau này. 

Nếu xảy ra lỗ hổng dữ liệu, kẻ gian sẽ không thể truy cập được vào dữ liệu thẻ thật sự, bởi những mã Token được lưu trong hệ thống sẽ không có giá trị đối với tất cả mọi người ngoại trừ đơn vị thanh toán hợp pháp. 

Nhờ đó, thanh toán bằng ví điện tử sẽ không còn nguy cơ lộ thông tin như thanh toán qua thẻ.

Chuyên gia Alex Johnson từ tổ chức tư vấn tài chính Mercator Advisory Group chia sẻ 5 lý do khiến ví điện tử an toàn hơn thẻ như mất điện thoại, lộ mật khẩu cũng không thể thanh toán do các ví điện tử hiện nay tích hợp sinh trắc vân tay; nhiều tầng bảo mật; không lo lộ thông tin thẻ bởi toàn bộ thông tin thẻ trên ví được mã hóa; không lo mất thẻ vì khi tích hợp trên điện thoại người dùng có thể để thẻ tại nhà.

Khi bạn dùng ví điện tử, kẻ muốn "móc ví" của bạn sẽ phải đối mặt với một hàng rào kỹ thuật bảo mật lớp lớp. 

Nếu bạn là khách hàng của MoMo - ví điện tử lâu đời và có lượng giao dịch lớn bậc nhất Việt Nam, để lấy được tiền trong ví, kẻ xấu phải có được số ví của bạn, sau đó lấy mã xác thực OTP tổng đài MoMo cung cấp đến số điện thoại của bạn (khi đăng nhập trên thiết bị điện thoại khác) và kế đến là mật khẩu Ví MoMo chỉ mình bạn biết.  

Khi giao dịch, kẻ gian tiếp tục gặp hàng rào OTP với các giao dịch nạp tiền/thanh toán có giá trị cao. Chưa kể, hệ thống cảnh báo giao dịch bất thường sẽ nhận định các giao dịch có nguy cơ rủi ro cao để ngăn chặn.

Ngoài ra, MoMo còn cung cấp dịch vụ khóa ví tự động khẩn cấp, người dùng chỉ cần gọi điện thoại đến tổng đài 1900545441 và bấm phím "1" để tự bảo vệ tài khoản của mình nếu có bất kỳ nghi ngờ nào.

Lựa chọn ví điện tử chuẩn PCI DSS

Lời khuyên chung của các chuyên gia dành cho người dùng ví điện tử là hãy lựa chọn ví điện tử được chứng nhận chuẩn PCI DSS - chứng nhận đảm bảo các công nghệ bảo mật của ví hoạt động hiệu quả theo các tiêu chuẩn cao nhất của ngành tài chính - ngân hàng quốc tế.

PCI DSS là tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI Security Standards Council) gồm các thành viên: Visa, MasterCard, American Express, Discover Financial Services và JCB International. 

Để được cấp chứng chỉ này, nhà cung cấp dịch vụ phải kiểm tra mạng lưới hạ tầng hàng tháng, Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật tới kiểm tra bảo mật hàng năm, nhằm đảm bảo đáp ứng và tuân thủ các nguyên tắc vàng về bảo mật.

PCI DSS là một tập hợp 12 yêu cầu dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản gồm: 

- Xây dựng và duy trì hệ thống mạng bảo mật; 

- Bảo vệ dữ liệu thẻ thanh toán; 

- Xây dựng và duy trì tình trạng đảm bảo an ninh mạng; 

- Xây dựng hệ thống kiểm soát xâm nhập; 

- Theo dõi và đánh giá hệ thống thường xuyên 

- Chính sách bảo vệ thông tin.

Tại Việt Nam, MoMo là ví điện tử đầu tiên được chứng nhận đạt chuẩn PCI DSS từ năm 2016, và đến nay đã nhận chứng chỉ này ở Level 1 - cấp độ cao nhất dành cho nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. 

Theo ông Nguyễn Bá Diệp - phó chủ tịch Ví MoMo, cùng với chứng nhận trên, MoMo còn áp dụng nhiều giải pháp bảo mật khác. 

Tại MoMo, thông tin thẻ của khách hàng không được lưu trữ, áp dụng tính năng mã hóa số thẻ quốc tế (Tokenization), công nghệ xác thực tiên tiến, vượt trội như xác thực hai lớp, xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt, công nghệ 3D Secure, bảo vệ đường truyền chuẩn SSL/TLS, phát hiện giao dịch bất thường.

Nhờ ưu thế tiện lợi và tính bảo mật cao, xu hướng dùng ví điện tử đang phổ biến mạnh mẽ ở Việt Nam. 

Theo Ngân hàng Nhà nước, thanh toán điện tử tại Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Riêng Quý I/2019, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tăng 97,7% và 232,3% so với cùng kỳ 2018. 

Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động năm 2018 ở Đông Nam Á. Dự báo giá trị giao dịch thanh toán điện tử tại thị trường Việt Nam sẽ tăng lên 12,3 tỷ USD vào năm 2022.

Hình ảnh từ Pixabay

Tin hot

回到頁首icon
Loading