img
:::

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam - Dự án SRI

Sản xuất lúa áp dụng biện pháp canh tác cải tiến (SRI) được xem là đích đến của một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường nông nghiệp. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Sản xuất lúa áp dụng biện pháp canh tác cải tiến (SRI) được xem là đích đến của một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường nông nghiệp. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Theo bài đăng trên trang hoinongdan.org.vn cho biết, vào ngày 9/11 vừa qua, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Hội NDVN) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” (Dự án SRI) với sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN Lương Quốc Đoàn. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Ban, đơn vị Trung ương Hội NDVN; thành viên Ban Tư vấn Dự án SRI; đại diện lãnh đạo Hội ND hơn 20 tỉnh, thành phố; các cán bộ khuyến nông và đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức liên quan.

Tại Hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội NDVN Mai Bắc Mỹ đã trình bày và giới thiệu về tổng quan của Dự án. Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đang phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu; trong đó, nông nghiệp chính là lĩnh vực chịu tác động lớn hơn cả do phải hứng chịu những thiên tai. Do đó, sản xuất lúa áp dụng biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) được xem là đích đến của một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường nông nghiệp như: Giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước; giảm lượng giống; hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giảm lượng đạm dư thừa không cần thiết; đưa chất hữu cơ vào đồng ruộng để nâng cao độ phì cho đất…Bên cạnh đó, canh tác lúa theo SRI còn tạo điều kiện phát triển sinh thái đồng ruộng tốt nhằm giảm thiểu dịch hại; đồng thời, tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa. SRI cũng làm tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu nhờ việc giảm phát thải khí nhà kính (khí metan) trong hoạt động sản xuất lúa của bà con nông dân.

Xem thêm: Sở Di dân tại huyện Vân Lâm tổ chức hội nghị mạng lưới chăm sóc di dân mới năm 2021

Để nhân rộng các mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI cũng như nâng số lượng hội viên, nông dân được tiếp cận và áp dụng phương pháp canh tác SRI, Trung ương Hội NDVN đã phối hợp với Tổ chức ủng hộ các giải pháp khu vực vì cộng đồng và hệ sinh thái (BRACE) xây dựng Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án SRI). Thời gian triển khai thực hiện dự án SRI được tiến hành trong 40 tháng và chia làm 3 giai đoạn. Cụ thể: Giai đoạn 1 (16 tháng) sẽ triển khai tại 8 tỉnh thuộc khu vực miền Bắc; giai đoạn 2 (12 tháng) dự kiến thực hiện tại 8 tỉnh, thành phố ở khu vực miền Trung; giai đoạn 3 (12 tháng) dự kiến triển khai ở 8 tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Nam. Mục tiêu chung của dự án là nhằm hỗ trợ người nông dân và tổ chức của họ canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Xem thêm: Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng vắc-xin Covaxin của Ấn Độ phục vụ nhu cầu phòng chống dịch COVID-19 cấp bách tại Việt Nam

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam - Dự án SRI. (Nguồn ảnh: Hội Nông dân Việt Nam)

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam - Dự án SRI. (Nguồn ảnh: Hội Nông dân Việt Nam)

Trong đó, tập trung vào một số mục tiêu cụ thể gồm: (1) Nâng cao kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI cho nông dân trồng lúa; (2) Nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI; (3) Nâng cao giá trị sản phẩm gạo trồng theo phương pháp cải tiến SRI ra thị trường tiêu thụ. Đối tượng của dự án bao gồm: Người nông dân trồng lúa và tổ chức nông dân của họ (Tổ hợp tác, Hợp tác xã); số lượng người nông dân trực tiếp và gián tiếp hưởng lợi từ dự án ước tính đạt 2,5 triệu người. Trong khuôn khổ thực hiện dự án, Ban Quản lý dự án sẽ tập trung triển khai 7 hoạt động trọng tâm để hỗ trợ hội viên, nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường. Đáng chú ý, cùng với việc tổ chức các hoạt động như: Khảo sát nghiên cứu; hội thảo, tập huấn, hướng dẫn KHKT; tham quan; tư vấn… các cấp Hội sẽ tập trung đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu lúa gạo SRI và gia tăng kết nối thị trường tiêu thụ để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho hội viên, nông dân.

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading