Sở Di Trú Bộ Nội Vụ vào ngày 10/11 tại Hoa Liên đã tổ chức diễn đàn tân di dân, thứ trưởng Bộ Nội Vụ ông Trần Tôn Ngạn, ủy viên Lập Pháp bà Tiêu Mỹ Cầm và Phó trưởng Sở Di Trú ông Lương Quốc Huy đều có mặt tham dự, để trao đổi và hỏi thăm tình hình của 150 tân di dân sống tại Hoa Liên. Ông Trần Tôn Ngạn có mặt tại diễn đàn và phát biểu, chính phủ luôn mở rộng vòng tay chò đón các tân di dân gia nhập gia đình Đài Loan, và tại diễn đàn Tân di dân này hy vọng có thể giải quyết các vấn đề, tạo điều kiện cho chính phủ cải thiện môi trường sống của tân di dân.
Tân di dân Đào Thị Quế đến từ Việt Nam đã cho biết, hôm nay chị đến đây để chia sẻ những câu chuyện của mình tại Hậu Sơn nơi chị sinh sống. Chị cho biết năm 19 tuổi chị kết hôn định cư và sống tại Đài Loan, chị rất cảm ơn cha mẹ chồng vào ngày thứ hai chị đặt chân đến nơi này, đã đưa chị đến báo danh học bổ túc tiểu học, hoàn thành xong lớp tiểu học chị tiếp tục lên trung học cơ sở và phổ thông, 9 năm liền theo đuổi việc học không đứt đoạn. Mặc dù học hành vất vả nhưng chị chưa bao giờ muốn bỏ cuộc, và sự cổ vũ của gia đình đã tiếp thêm cho chị động lực, giúp chị từ một người không biết gì về tiếng Hoa hiện nay đã có thể giao tiếp và đọc viết thành thạo.
Chị Đào Thị Quế hiện nay đã mở “Ngôi nhà câu chuyện Việt Nam – trạm Hồi Lan”, thu hút một số lượng lớn các sách dạy ngôn ngữ Đông Nam Á, sách đọc, nhằm thúc đẩy “Dự án giảng dạy tiếng Việt”. Thông qua các sách ảnh thiếu nhi, sách có nhiều hình ảnh minh họa, đã tập hợp được nhiều chị em Đông Nam Á, cùng nhau thảo luận cách dạy con em mình tiếng mẹ đẻ, giúp các em nhận thức và tôn trọng ngôn ngữ của mẹ. Chị Quế hy vọng có một ngày, con của mình có thể dõng dạc nói "Mẹ của con là người Đông Nam Á, con là đứa trẻ Đông Nam Á".
Ông Trần Tôn Ngạn cho biết, nhằm giúp hỗ trợ và bồi dưỡng tân di dân, chính phủ đã thực hiện nhiều phương thức hỗ trợ, ví dụ như sửa đổi luật thăm thân nhân đối với tân di dân Đại Lục, thúc đẩy "chuyến xe lưu động hỗ trợ" đi đến các địa phương xa xôi hẻo lánh, tổ chức khóa học mượn và sử dụng vi tính miễn phí, dư án bồi dưỡng tân di dân thế hệ thứ hai tại hải ngoại, v.v, đều là những cách hỗ trợ gia đình tân di dân có thể thích ghi hơn với cuộc sống tại Đài Loan.
Tân di dân Trần Tôn Ngạn cho biết, câu chuyện của chị Quế khi vừa đến vùng đất mới với quá trình “nỗ lực” của mình đã làm cho ông vô cùng cảm động. Hy vọng rằng các đơn vị chính phủ đối với sự nỗ lực của tân di dân, trong tương các chính sách hỗ trợ tân di dân sẽ đạt được kết quả tốt, Sở Di Trú sẽ luôn là chỗ dựa cho tân di dân, và là “ngôi nhà thứ hai” của tân di dân.
Ủy viên Lập Pháp bà Tiêu Mỹ Cầm cho biết, chính bản thân bà là tân di dân thế hệ thứ hai, ngày trước khi mẹ bà kết hôn và định cư tại Đài Loan vẫn chưa có đơn vị Sở Di Trú. Trong quá trình làm việc và trải qua nhiều kinh nghiệm, bà nhiều lần phải thông qua nhiều dự án hỗ trợ tân di dân, và thường giải quyết vấn đề bằng các phương thức tiếp cận với pháp luật. Trong thời gian dài nỗ lực, đến ngày hôm nay xã hội Đài Loan đã ngày càng trở nên phong phú hơn, các phụ nữ tân di dân đã không còn cô độc.
Vì hệ thống chính trị tại, văn hóa và bầu cử tại Đài Loan đều có điểm khác biệt với quê hương tân di dân, nhiều tân di dân không quen với cơ chế bầu cử của tân di dân, vào tháng 1 có rất nhiều người sẽ thuộc nhóm “lần đầu bầu cử”, vì thế mà Sở Di Trú đặc biệt tổ chức các buổi tuyên truyền phòng chống mua chuộc phiếu bầu. Nhằm ngăn chặn tình trạng các tân di dân không hiểu rõ luật pháp, mà trở thành đối tượng của hành vi hối lộ bầu cử, Sở đặc biệt nhắc nhở tân did ân “Không mua bán, phiếu bầu của mình”, nhằm duy trì sự công bằng và giá trị dân chủ của Đài Loan.
Sở Di Trú cho biết, diễn đàn tại Hoa Liên và Đài Đông lần này đã thu hút hơn 150 tân di dân tham gia, hy vọng thông qua cuộc đối thoại tân di dân, có thể lắng nghe nhiều ý kiến hơn, để làm tiền đề và cơ sở cho chính phủ tahm khảo để thúc đẩy tốt hơn các chính sách hỗ trợ tân di dân.