img
:::

Đài Loan lần đầu tiên xác nhận trường hợp Hội chứng sốt giảm tiểu cầu SFTS

Đài Loan lần đầu tiên xác nhận trường hợp Hội chứng sốt giảm tiểu cầu SFTS

Sở quản lý bệnh án đã xác nhận Đài Loan xuất hiện trường hợp Hội chứng sốt giảm tiểu cầu (Severe Fever with Thrombocytopenia Syndrome, gọi tắt là SFTS ). Trường hợp bệnh nhân được xác nhận là cụ ông hơn 70 tuổi sống tại khu vực phía bắc, không có ghi nhận xuất cảnh, nhưng lại thường tập thể dục tại khu vực miền núi, liên tục xuất hiện tình trạng sốt, nôn ói sau đó được người nhà đưa đến phòng khám điều trị, tuy nhiên tình trạng lại càng nặng nè hơn xuất hiện nhiều nốt đỏ và thay đổi ý thức, vào ngày 3/11 người nhà đã đưa đến bệnh viện để nhập viện điều trị, sau các xét nghiệm sơ lược bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiểm sốt xuất huyết. Ngày 16/11 kết quả chính thức từ Sở quản lý bệnh án cho thấy bệnh nhân âm tính với sốt xuất huyết, sau đó các nhân viên y tế bộ phận phòng chống dịch bệnh đã phải kiểm tra chi tiết và chuyên sâu hơn, vào tối ngày 13/11đã ra thông báo chính thức bệnh nhân dương tính với SFTS, và tổ chức Hội nghị tọa đàm chuyên gia để xác nhận trình tự virus truyền bệnh và các trường hợp tương tự được xác nhận tại Hàn Quốc và Nhật Bản.       

Sở quản lý bệnh án cho biết, SFTS là bệnh do bọ chứa virus lây nhiễm SFTS gây ra, vào năm 2009 căn bệnh này đã lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc Đại Lục. Trong những năm gần đây Hội chứng sốt giảm tiểu cầu SFTS đã xuất hiện và gây tử vong tại các quốc gia như Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản. Tỷ lệ tử vong của SFTS khoảng 5% đến 15%, thời gian phát dịch chủ yếu là từ tháng 5 đến tháng 10, chủ yếu xảy ra ở vùng núi và đồi núi, bệnh được lây lan qua vết cắn của của bọ chứa virus gây bệnh. Từ trước đến nay Đài Loan chưa có trường hợp nhiễm SFTS, tuy nhiên vẫn có loại bọ gây bệnh với tên khoa học là Rhipicephalus microplus, và cũng do Đài Loan gần sát với các nước đã phát dịch trước đó. Do đó các đơn vị chính phủ liên quan đã sớm quan sát và theo dõi tình hình trong thời gian dài.

Sở Quản lý bệnh án cho biết, các loại bọ được biết đến chứa virus là ve kí sinh (họ Ixodoidea) hay còn được dân gian gọi là “quái vật 8 chân”, chủ yếu sống trong các môi trường hoang dã như bụi cỏ và khu vực rừng, từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mà các côn trùng gây bệnh, có thể gây ra các loại bệnh như bệnh Lyme, sốt Q, SFTS, v.v, và còn có các trường hợp các loại côn trùng hoặc chim di trú từ khu vực ngoài biên giới vào địa phận quốc gia lây bệnh. Do đó người dân nên chú ý tránh bị cắn bởi côn trùng vết cắn và không lưu trú quá lâu trong các đám cỏ hoặc rừng và các môi trường tự nhiên khác trong một thời gian dài. Nếu bạn cần vào những khu vực này, nêm mặc quần ống dài và áo dài tay sáng màu cùng các phương tiện bảo hộ như găng tay ủng và quần nên được nhét vào vớ hoặc giày. Và phun xịt các dung dịch phòng chống sâu bọ chứa DEET hoặc picaridin mà chính phủ cho phép sử dụng.

Sau khi kết thúc các hoạt động ngoài trời, bạn nên kiểm tra xem con ve có bị cắn hay bị dính các chân đốt của ve bọ hay không. Nếu có nên lấy nhíp gắp nó ra và cẩn thận để gắp miệng chúng ra khỏi người mà ko bị đứt để giảm khả năng nhiễm trùng.

Nếu có các triệu chứng nghi ngờ, nên tìm đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để xin tư vấn và thông báo lịch trình hoạt động để được chuẩn đoán và điều trị sớm. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng vào trang web thông tin toàn cầu của Sở quản lý bệnh án hoặc gọi vào đường dây miễn phí 1922 (hoặc 0800-001922) để được tư vấn chi tiết.

Biện pháp phòng tránh bị ve bọ cắn phòng bệnh SFTS

Hai loại ve bọ gây bệnh chủ yếu

Tin hot

回到頁首icon
Loading