img
:::

Tấm gương những bà mẹ di dân mới một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành

Tấm gương những bà mẹ di dân mới một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Tân Bắc cung cấp)
Tấm gương những bà mẹ di dân mới một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Tân Bắc cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Đầu tháng 5 vừa qua, Cục Giáo dục thành phố Tân Bắc đã tổ chức buổi tọa đàm “台灣媳婦甘苦談” (Cay đắng và ngọt ngào của những nàng dâu Đài Loan). Buổi tọa đàm có sự tham gia của chị Phạm Thúy Hằng (范翠姮), di dân mới đến từ Việt Nam và chị Trần An Lê (陳安黎), di dân mới đến từ Lào đã chia sẻ hành trình kết hôn qua Đài Loan của họ. Việc nuôi dạy con cái đối với những bà mẹ là di dân mới trên đất khách quê người quả thực là một việc không hề dễ dàng, ngoài khác biệt về văn hóa và ẩm thực, thì rào cản về ngôn ngữ cũng là một trong những vấn đề khó khăn trong quá trình thích nghi và hòa nhập với môi trường tại Đài Loan. Để làm được việc này, những di dân mới không chỉ phải học tiếng Hoa, mà họ thậm chí còn phải học cả tiếng Đài, tiếng dân tộc Khách Gia.

Tấm gương những bà mẹ di dân mới một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Tân Bắc cung cấp)Tấm gương những bà mẹ di dân mới một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Tân Bắc cung cấp)

 

Chị Phạm Thúy Hằng là di dân mới đến từ Việt Nam, 9 năm trước sau sự ra đi của người chồng Đài Loan, hoàn cảnh gia đình lâm vào khó khăn, bản thân chị lúc đó cũng ốm nặng nằm liệt giường và tưởng như không còn hy vọng gì vào cuộc sống tương lai sau này. Nhưng sau đó, chị đã thay đổi suy nghĩ và tự nhủ: "Làm mẹ đơn thân thì chỉ có mạnh mẽ, kiên cường chứ không có quyền được gục ngã”. Và thế là chị đã mở một quầy hàng ở chợ buôn bán vào ban ngày, buổi tối chị đến trường tiểu học Đại Phong (大豐國小) để học tiếng Hoa. Cùng với sự động viên của giáo viên và bạn học, dần dần chị đã thoát ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng. Con trai của chị Phạm Thúy Hằng hiện đang theo học tại một trường cấp 3 dạy nghề và được chọn là thí sinh trong kỳ thi tay nghề quốc gia. Cậu bé cũng hay thường xuyên cùng mẹ đi dạo. Tình cảm giữa mẹ và cậu con trai khiến ai cũng phải ngưỡng mộ.

 

Tấm gương những bà mẹ di dân mới một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Tân Bắc cung cấp)Tấm gương những bà mẹ di dân mới một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Tân Bắc cung cấp)

Chị Trần An Lê, một di dân mới đến từ Lào cho biết, từ năm lên 10 tuổi chị đã rời xa gia đình từ một ngôi làng sâu trong núi để đến thủ đô đi học, chính vì vậy chị sớm đã biết cách thích nghi với môi trường sống mới hơn những đứa trẻ cùng trang lứa. 8 năm trước chị kết hôn qua Đài Loan và cùng chung sống với bố mẹ chồng. Khi mới kết hôn, chồng chị thì lại làm việc mãi tận bên Lào, nên một mình chị nuôi dạy hai đứa con khôn lớn, chị còn giành thời gian học tiếng Hoa, học cách pha chế cà phê, thẩm mỹ và khiêu vũ.

Ngoài ra, Cục Giáo dục thành phố Tân Bắc cho biết hàng năm đều lên kế hoạch tổ chức các khóa học bồi dưỡng về ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, pháp luật để hỗ trợ di dân mới thích nghi với môi trường sống mới. Đồng thời, qua buổi tọa đàm cũng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến hai bà mẹ đến từ nước ngoài vì những đóng góp và hy sinh của họ cho xã hội Đài Loan.

Tin hot

回到頁首icon
Loading