Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD)
Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và mở để ký vào ngày 21/12/1965 và chính thức có hiệu lực vào ngày 4/1/1969.
Công ước Quốc tế về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) của Liên Hợp Quốc quy định các nước ký kết phải lên án phân biệt chủng tộc, cam kết sử dụng mọi biện pháp thích hợp, bao gồm cả chế định pháp luật khi cần thiết để ngăn cấm và chấm dứt mọi hành vi phân biệt chủng tộc được thực hiện bởi bất kỳ cá nhân, tập thể hoặc tổ chức nào.
Năm 2013, dựa trên nghị quyết của Ủy ban tư vấn nhân quyền của Tổng thống, Đài Loan đã yêu cầu Bộ Nội chính đẩy mạnh thực hiện Công ước, xác nhận trước khi rời khỏi Liên Hiệp Quốc, Đài Loan đã ký kết và phê chuẩn ICERD, vì vậy, Công ước đã có hiệu lực pháp luật ở trong nước.
Năm 2018, Bộ Nội chính tích cực xử lý các báo cáo trong nước và đánh giá quốc tế.
Năm 2020, Viện hành chính phê duyệt kế hoạch xúc tiến do Bộ Nội chính đề ra.
ICERD là một trong chín Hiệp ước nhân quyền cốt lõi của Liên Hợp Quốc, cũng là hiệp ước quốc tế duy nhất mà Đài Loan đã hoàn thành các thủ tục ký kết, phê chuẩn và lưu trữ trước khi rời khỏi Liên Hiệp Quốc, có hiệu lực pháp lý trong nước. Vào năm 2022, Đài Loan đã công bố báo cáo quốc gia lần đầu tiên về ICERD.
Báo cáo quốc gia ICERD lấy trọng tâm là đa dạng văn hóa, với ba trục chính là thúc đẩy "lịch sử và công bằng cho dân tộc nguyên trú", "phục hồi ngôn ngữ và văn hóa cho các dân tộc thiểu số" và "duy trì các quyền cơ bản của con người như thích nghi với cuộc sống". Có thể thông qua các khía cạnh như luật pháp, tổ chức, chính sách, giáo dục và tuyên truyền, để đánh giá chính phủ đã thực hiện tôn chỉ "điều chỉnh bình đẳng chủng tộc và loại bỏ phân biệt chủng tộc" của ICERD hay chưa.